Một trong những vai trò hàng đầu của nhà quản trị trong doanh nghiệp là đào tạo và huấn luyện nhân viên để họ làm việc hiệu quả nhất. Với vai trò của mình, bạn có thể giúp nhân viên được học hỏi và cải thiện các kỹ năng giải quyết vấn đề giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Và để thực hiện điều này, mô hình GROW chính là phương án hữu hiệu.
Mô hình GROW là viết tắt của Goal (Mục tiêu), Current Reality (Thực tại), Options (Giải pháp) và Will (Ý chí). Đây là một phương pháp đào tạo và phát triển cá nhân được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động coaching (huấn luyện).
Có thể hiểu đơn giản mô hình GROW là một bản kế hoạch bạn xây dựng cho hành trình đi xa. Đầu tiên là lập lộ trình chuyến đi đó. Dựa trên lộ trình này, bạn giúp các thành viên trong nhóm quyết định điểm đến (mục tiêu) và xác định vị trí hiện nay thực tại).
Tiếp theo, bạn suy nghĩ những cách thức khác nhau (giải pháp) để thực hiện chuyến đi. Cuối cùng là hun đúc ý chí để đảm bảo các thành viên đều quyết tâm thực hiện và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra.
Bước đầu tiên trong mô hình GROW là bạn cùng các thành viên trong nhóm xem xét hành vi mong muốn thay đổi. Sau đó là cấu trúc sự thay đổi này sẽ là mục tiêu cần đạt được trong quá trình huấn luyện.
Trong đó, các mục tiêu đóng vai trò truyền cảm hứng để mọi người cùng cố gắng đạt được mục tiêu đã đặt ra. Mục tiêu cần đảm bảo tuân theo các tiêu chí SMART bao gồm Specific, Measurable, Accurate, Realistic và Timely.
Ở bước này, bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
+ Bạn muốn gì? Mục tiêu của bạn cho buổi thảo luận này là gì?
+ Làm cách nào bạn biết mình đã đạt được mục tiêu?
+ Làm cách nào bạn biết mình đã giải quyết được vấn đề đó?
Trong giai đoạn này, người lãnh đạo sẽ cố gắng khai thác một số vấn đề ở hiện tại. Qua đó, học đánh giá nhân viên của mình và hiểu rõ tình hình hiện tại cũng như những trở ngại mà nhân viên đang phải đối diện. Nhờ việc này, nhà quản lý sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về nhân sự của mình hiện giờ.
Ở bước này, bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
+ Điều gì đang xảy ra lúc này? Điều này có quan trọng với bạn không?
+ Điều này có tác động gì đến bạn?
+ Bạn cảm thấy thế nào về vấn đề này?
+ …
Sau khi đã xác định được các vấn đề hiện tại, bạn và các thành viên cần thảo luận để loại bỏ những chướng ngại vật không liên quan. Từ đó, có thể đưa ra những phương án tối ưu nhất.
Các phương án được lấy từ khảo sát đề xuất của từng thành viên. Nhà quản lý cần cân nhắc đến tổng thể vấn đề và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho vấn đề đó. Trong giai đoạn tìm hiểu các lựa chọn giải pháp, người đứng đầu cần đảm bảo một số lựa chọn quan trọng.
Ở bước này, bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
+ Bạn có thể làm gì trong tình huống đó?
+ Bạn có ý kiến gì không? Bạn có những lựa chọn thay thế nào không?
+ Bạn có thể thực hiện những bước nào?
+ Ai có thể giúp bạn trong trường hợp đó?
+ …
Với giai đoạn này, nhân viên cần có các cam kết thực hiện hành động để hướng tới mục tiêu chung của tổ chức. Là một nhà quản lý, bạn cần lập kế hoạch hướng dẫn chi tiết dành cho các thành viên để đạt được mục tiêu.
Trong quá trình thực hiện, bất kỳ trở ngại nào cũng có thể xảy ra nên các giải pháp sẽ được xem xét để thực hiện. Tuy nhiên, nếu là một nhà quản lý bạn nên lường trước được mọi trường hợp để linh hoạt xử lý vấn đề mọi lúc.
Ở bước này, bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
+ Bạn làm cách nào để vượt qua thử thách này?
+ Việc này có giúp bạn hoàn thành mục tiêu không?
+ Xác suất thành công của giải pháp này là bao nhiêu?
+ Bạn còn muốn làm việc gì khác nữa không?
+ …
Khi áp dụng mô hình GROW, người huấn luyện không đóng vai trò như một chuyên gia mà là người gợi mở để mọi thành viên có thể thoải mái trình bày ý kiến. Từ đó, lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất.
Tuy nhiên, nếu là một nhà lãnh đạo thì nhiệm vụ của bạn là cung cấp cho nhân viên những kiến thức mới và định hướng để nhân viên chọn được giải pháp tốt nhất cho tổ chức.
Một phương pháp để thực tập sử dụng mô hình GROW là hãy dùng nó để giải quyết những vấn đề bạn đang gặp trước. Nhờ đó, bạn sẽ học được cách hỏi những câu thực sự hữu ích. Hãy nhớ những câu hỏi này để sử dụng trong những lần bạn huấn luyện cho nhân viên trong tương lai.
Hai kỹ năng được coi là quan trọng nhất của chuyên gia huấn luyện là đặt câu hỏi và lắng nghe. Bạn không nên đặt những câu hỏi đóng như: “Việc này có gây khó khăn gì cho anh (chị) không?”… mà hãy đặt những câu hỏi mở: “Việc này gây ra những ảnh hưởng gì đến anh (chị)?”…
Bên cạnh đó, bạn nên để nhân viên nói trong phần lớn thời gian còn bạn thì lắng nghe. Bạn không nên hỏi liên tục mà nên có khoảng dừng để nhân viên (và cả bạn) có thời gian suy xét vấn đề.
Trên đây là những chia sẻ của Blognhansu về mô hình GROW trong doanh nghiệp. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đã giới thiệu sẽ giúp bạn có kinh nghiệm khi ứng dụng mô hình này trong công tác huấn luyện nhân viên. Chúc các bạn thành công và đạt được kết quả như mong muốn.
Hôm nay trong lớp Kỹ thuật xây dựng hệ thống lương 3P, đến phần xây… Read More
1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More
Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More
Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More
Trong nhịp sống hiện đại, thời gian trở thành tài sản quý giá mà ai… Read More
Một trong những mong muốn của Cường trong cuộc sống là làm sao để tri… Read More
View Comments
Nếu thiết kế chương trình đào tạo, có lẽ nên đưa mô hình Grow này vào sẽ tốt!