OKR là phương pháp quản trị có thể thay đổi cách một công ty thiết lập, đo lường và đạt được mục tiêu của họ. Qua đó mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Nhưng khi triển khai OKR không ít tổ chức phải đối mặt với những vấn đề khiến hiệu quả không cao. Trong bài viết này, cùng Blognhansu tìm hiểu lý do thất bại trong áp dụng OKR nhé!
Có lẽ nguyên nhân đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến về lý do thất bại trong triển khai OKR đó là doanh nghiệp chưa nắm rõ mục tiêu triển khai. Trên các phương tiện thông tin truyền thông, OKR thường được đưa ra với nhiều lợi ích và nhanh chóng giải quyết nỗi đau quản trị đang hiện hữu trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, áp dụng OKR không hề đơn giản.
Nhà quản trị muốn áp dụng OKR mang tính hệ thống, dài hạn và có tác động tới mọi mặt của các tầng nhân sự cần trả lời 5 câu hỏi sau đây:
Bất kỳ nhà quản trị nào cũng nên lấy OKR làm định hướng câu hỏi “công ty sẽ đi về đâu? con đường đi đến điều đó của doanh nghiệp sẽ thế nào?”. Ban lãnh đạo nên tránh công bố các định hướng, sứ mệnh và mục tiêu của công ty gây khó hiểu cho nhân viên trong tổ chức. Dẫn đến việc áp dụng OKR không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Về cơ bản, công cụ OKR giúp bạn thực hiện các mục tiêu quan trọng hàng đầu. Cho dù đó là cá nhân, phòng ban hay bộ phận và toàn bộ doanh nghiệp.
Là một phần trong quá trình thiết lập mục tiêu, điều cần thiết là phải có các cuộc thảo luận có ý nghĩa với nhóm về mục tiêu của doanh nghiệp trong giai đoạn tới. Tuy vậy, sẽ có sự khác biệt giữa việc cân nhắc lựa chọn mục tiêu và sự chậm trễ. Sự chậm trễ đưa ra quyết định đôi khi gây ra những tác động tiêu cực cho tổ chức.
Chẳng hạn, để thiết lập OKR quý cho toàn bộ công ty cần phải mất từ 4 - 6 tuần. Trong thời gian này, doanh nghiệp cần tổ chức nhiều cuộc họp để có thể đi đến thống nhất OKR. Những cuộc họp là buổi trao đổi, đàm phán giữa quản lý và nhân viên về mục tiêu của mỗi cá nhân trong một quý.
Sự thay đổi thường xuyên các mục tiêu Objectives cũng là nguyên nhân khiến việc triển khai OKR thất bại. Bạn phải đội ngũ nhân sự nên xác định rõ ràng mục tiêu nào là quan trọng nhất với doanh nghiệp trong một thời điểm cụ thể. Và kết quả chính nào sẽ giúp doanh nghiệp tiến gần hơn tới mục tiêu đó nhất.
Khi bắt đầu đưa OKR vào hệ thống quản trị, doanh nghiệp sẽ gặp phải khá nhiều vấn đề lộn xộn khiến việc vận hành không được trơn tru. Một số doanh nghiệp triển khai OKR thất bại là do không có quy trình và hệ thống quản lý rõ ràng.
Các yếu tố mà doanh nghiệp cần phải cân nhắc trước khi đi vào triển khai, cụ thể:
+ Làm thế nào để thuyết phục các thành viên trong tổ chức sử dụng OKR?
+ Cách thức để duy trì và giữ vững mục tiêu ban đầu của OKR như thế nào?
+ Cách thức để giúp mọi người trong doanh nghiệp nắm vững và triển khai đồng bộ OKR?
+ Làm thế nào để tất cả nhân viên của tổ chức thực hiện OKR hiệu quả?
Muốn trả lời được những câu hỏi này, doanh nghiệp phải có quy trình đưa OKR vào tổ chức một cách bài bản và thực hiện từng bước. Đồng thời, tổ chức cũng nên có bộ máy vận hành chuyên nghiệp để đào tạo nhân viên, giải đáp thắc mắc và duy trì kỷ luật khi tiến hành triển khai OKR.
Hiện nay, có tới 90% doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong gắn kết đội ngũ thay vì gắn kết cá nhân. Và đây cũng là một nguyên nhân khiến OKR thất bại trong tổ chức bởi nhiều người thường chỉ chú trọng phát triển cá nhân mà chưa ưu tiên phát triển đội nhóm.
Trong khi đó, sự gắn kết của đội nhóm lại là điểm yếu nhất cũng quan trọng nhất trong văn hóa của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi nhà quản trị nên xây dựng kế hoạch gắn kết OKR của các đơn vị tiền tuyến và hậu phương trước khi áp dụng với cá nhân.
Đôi khi, doanh nghiệp đã triển khai tới toàn bộ tổ chức nhưng vẫn thất bại. Nguyên nhân đến từ việc đặt ra OKR mà không có công cụ để triển khai nó. Có rất nhiều câu hỏi được đưa ra khi bắt đầu triển khai OKR, nếu không có công cụ phù hợp, nhà quản trị sẽ rất khó để hiện thực hóa nó.
Các công cụ được sử dụng để tạo ra một môi trường tập trung giúp thực thi nhanh chóng và thành công. Bạn có thể sử dụng một tấm bảng để ghi các mục tiêu lên đó hoặc file Excel.
Nếu không theo dõi để kiểm tra tiến độ, OKR rất có thể đi chệch hướng. Hoặc OKR sẽ không thể hoàn thành vì gặp phải những cản trở nhất định.
Đảm bảo việc báo cáo và theo dõi tiến độ thường xuyên để đánh giá OKR đang tiến triển như thế nào là vô cùng quan trọng. Tổ chức nên thường xuyên kiểm tra giúp tất cả nhân viên có những cuộc trao đổi về OKR với người quản lý và cập nhật tiến độ hàng tuần, hàng tháng hay hàng quý.
Một nguyên nhân nữa khiến việc triển khai OKR không đạt hiệu quả như mong đợi đó là không đào tạo kiến thức về OKR cho nhân viên. Muốn triển khai và vận hành OKR đúng cách, toàn bộ nhân viên phải được đào tạo bài bản và triển khai đồng bộ.
Doanh nghiệp có thể tiến hành triển khai tìm hiểu thông qua các video hướng dẫn, làm bài test về OKR. Bên cạnh đó, có thể tự soạn thảo bộ câu hỏi liên quan đến kiến thức OKR hoặc tổ chức cuộc thi cho toàn bộ công ty. Tuy nhiên, các phương án này khá tốn kém thời gian và không phải công ty nào cũng áp dụng đồng bộ được. Do vậy, bạn có thể tìm hiểu các khóa học về OKR.
Trên đây là những nguyên do cơ bản khiến việc triển khai OKR chưa thực sự thành công trong nghiệp. Và cho dù thực thi OKR hay những phương pháp khác, doanh nghiệp cần hiểu rõ tính chất, áp dụng hợp lý và đúng cách mới đạt hiệu quả. Mong rằng với những chia sẻ này, doanh nghiệp sẽ đúc kết kinh nghiệm quan trọng trong quản lý.
1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More
Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More
Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More
Trong nhịp sống hiện đại, thời gian trở thành tài sản quý giá mà ai… Read More
Một trong những mong muốn của Cường trong cuộc sống là làm sao để tri… Read More
Khi đi tư vấn và đào tạo xây dựng hệ thống QTNS, tôi luôn gặp… Read More