Quan điểm quản trị tác động lên hệ thống Quản trị Nhân sự như thế nào?

Đang ngồi biên tập lại sách blog nhân sự số 5 thì tôi đọc một bài viết phong cách lãnh đạo với chủ đề "học làm sếp". Bài viết vui có tính giải trí nhưng tính học thuật không cao. Trong bài có nói đến đoạn: "Học lỏm làm sếp được 1 tháng, tôi bắt đầu hỏi tại sao? Tại sao lại như vậy? Tôi tiếp thu được khái niệm về cơ bản con người đều tốt (trừ thằng Huy Trần ra). Học lỏm lâu hơn thì tôi không trừ thằng Huy ra nữa". Đọc đến đây tôi lại muốn viết về chủ đề: Quan điểm quản trị tác động lên hệ thống Quản trị Nhân sự như thế nào?

Khi chụp cắt lớp tổ chức của, ta sẽ thấy tổ chức được cấu tạo bao gồm bên trong bao gồm 5 lõi vòng tròn và vòng biểu hiện bên ngoài. Tôi gọi đó là Văn hóa Doanh nghiệp. (Định nghĩa một chút về văn hóa: Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần. Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần của doanh nghiệp). Nếu theo định nghĩa này và xem phim chụp vắt lớp, văn hóa doanh nghiệp gồm 6 tầng (vòng):
- Tầng 6 (ngoài cùng): Biểu hiện hành vi, văn hóa như cách thức ra quyết định, ứng xử, giao tiếp ...
- Tầng 5 (hệ thống): Bao gồm các hệ thống/ phương tiện/ công cụ quản trị như: Quy trình, sơ đồ, máy móc, quy định, mục tiêu, chính sách...
- Tầng 4 (Chiến lược): Bao gồm chiến lược các loại, tư duy hành động, quan điểm quản trị, phong cách lãnh đạo
- Tầng 3 (Hoài bão): Đó là hoài bão, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cạnh tranh lõi
- Tầng 2 (triết lý): Là hệ tư tưởng/ triết lý sống
- Tầng 1 (lõi - trong cùng): Năng lực văn hóa lõi (tính cách/ thái độ/ kỹ năng/ kiến thức)

Nhìn vào mô hình ta sẽ thấy rằng quan điểm quản trị tác động và điều chỉnh hệ thống quản trị của công ty. Bất kỳ một công ty nào hay tổ chức nào đều có hệ thống quản trị với các công cụ, chính sách và con người quản trị. Khi tiến hành xây hay tái tạo hệ thống, các quan điểm quản trị của những người sáng lập và banh lãnh đạo đều được lồng vào để điều chỉnh hệ thống cho phù hợp.

Cụ thể hơn với Hệ thống Quản trị Nhân sự của tổ chức, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem quan điểm nào sẽ tác động lên hệ thống?

I. Đầu tiên đó là quan điểm về con người với câu hỏi căn bản: Con người sinh ra vốn sinh ra có tính gì? Câu trả lời khá đa dạng nhưng tổng thể như sau:
1. Quan điểm: "con người sinh ra vốn tính thiện". Quan điểm này thuộc về phe nho giáo phương đông hay thuyết Y của phương tây. Những ng theo nhân trị có xu hướng "giáo hoá giáo huấn dân chúng", đại khái là thích đào tạo, giáo dục, làm gương. Và những công cụ quản trị trong hệ thống QTNS cho trường phái này cũng xoay quanh việc đề cao tinh thần. Ví dụ OKR. Cách tạo động lực sẽ nhắm tới bậc 4 hoặc 5 của tháp maslow. Mô hình tổ chức phi tập trung "xanh ngọc" theo xã hội chủ nghĩa với mặc định mọi người đã đủ ăn đủ mặc, an toàn tự do.

2. Nhưng thực tế, cuộc sống và con người lại đa dạng muôn màu hơn thế. Không phải cứ giáo hoá giáo huấn là mọi thứ theo ý ta. Cho nên chúng ta có trường phái thứ 2 là pháp trị theo cách gọi phương đông hay thuyết X theo phương tây. Quan điểm của trường phái X là: "con người sinh ra vốn tính ác". Trường phái này thích mọi thứ theo luật, đề cao hệ thống. Công cụ quản trị xoay quanh "cây gậy và củ cà rốt". Ví dụ KPI. Cách tạo động lực trải dài 5 bậc nhu cầu. Mô hình tổ chức tập trung phân quyền "màu cam" theo tư bản chủ nghĩa với mặc định ai cũng cần đủ thứ.

3. Tìm hiểu thêm chúng ta sẽ thấy có biến thể khi kết hợp các trường phái với văn hoá, công nghệ như thuyết Z của Nhật (đề cao sự trung thành), kỹ trị (kết hợp công nghệ), linh hoạt (con người không thiện không ác). Tức là phong cách lãnh đạo (quan điểm) cần biến đổi để phù hợp với tình huống, con người, môi trường, văn hoá.

II. Tiếp theo, sau câu hỏi về con người, chúng ta sẽ tìm hiểu quan điểm về công việc thông qua câu hỏi: Khi giao việc, bạn muốn nhân viên hành động như thế nào? Về cơ bản, chúng ta sẽ có:
1. Quan điểm MBO (Management By Objectives) là quan điểm quản trị theo mục tiêu. Khi ta nghe ai đó nói "anh chị không cần biết cách em làm, miễn sao ra kết quả là được", chúng ta có thể hình dung người đó theo MBO. Theo MBO, chúng ta có thể sẽ lựa chọn các công cụ quản trị : BSC, KPI, OKR, OGSM...

2. Quan điểm MBP (Management By Process) là quan điểm quản trị theo quy trình. Quan điểm này yêu cầu nhân viên thực hiện công việc theo hướng quy trình, từng bước. Với MBO chúng ta có các công cụ: Quy trình ISO, SIPOC, KPI...

3. Cũng giống như trên, cuộc sống đa dạng với các loại văn hóa môi trường nên quan điểm quản trị cũng có sự biến đổi. Ví dụ như kết hợp linh hoạt giữa MBO và MBP với từng nhóm người có các trình độ khác nhau. Với trình độ công nhân thì chỉ cần làm theo quy trình nhưng với trình độ tiến sỹ thì MBO. Ngoài ra chúng ta còn có quan điểm khác như quản trị theo giá trị (MBV - Management By Values).

Ví dụ:
- Liệu CEO có biết quan điểm quản trị, phong cách lãnh đạo của mình trong quá trình tái tạo thời hậu cô vy? (http://blognhansu.net.vn/?p=22554)
- MBO không phải là công cụ mà là quan điểm quản trị (http://blognhansu.net.vn/?p=24766)
- Quan điểm thế nào, hệ thống Quản trị Nhân sự vậy, bệnh cũng từ đó mà ra (http://blognhansu.net.vn/?p=23668)

Tương tự như vậy với các hệ thống quản trị khác như marketing, kinh doanh, chăm sóc khác hàng. Quan điểm của tổ chức thế nào thì hệ thống sẽ như vậy.

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
HRM consultant / HRM blogger at blognhansu.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *