Sinh học hành vi trong quản trị nhân sự (hành vi người lao động trong tổ chức trên góc độ sinh học)

Nếu chúng ta tìm hiểu sâu về Quản trị Nhân sự, chúng ta sẽ biết được rằng Khoa học Quản trị Nhân sự là khoa học nghiên cứu về hành vi con người trong tổ chức rồi từ đó tìm ra các quy luật, các lý thuyết. Khoa học Quản trị Nhân sự sẽ dựa trên 2 khoa học nền tảng là Tâm lý học hành vi và Sinh học hành vi. Tâm lý học hành vi thì có vẻ gần đây được các trường đại học đưa vào giảng dạy nhưng Sinh học hành vi thì chưa. Nó dường như vẫn là lãnh địa của Y khoa.

1. Hành vi con người có từ đâu?

Nghiên cứu chỉ ra hành vi của chúng ta được hình thành bởi một loạt ảnh hưởng bao gồm não bộ, cách truyền dẫn thần kinh, hormone và các yếu tố xã hội khác. Cụ thể, bộ phận ra quyết định hành vi là trung ương thần kinh (não bộ và tủy sống). Não quyết định hành vi có nhận thức và Tủy quyết định các hành vi phản xạ.

Chi tiết hơn, não bộ điều khiển chức năng của các cơ quan trong cơ thể, điều khiển lời nói, suy nghĩ, hành động, giúp con người phản ứng lại với các tình huống trong cuộc sống, điều hòa lại cơ thể khi stress,căng thẳng,… Cấu trúc não với các tổ chức khác nhau, mỗi cấu trúc lại có một chức năng riêng biệt, vừa độc lập vừa thống nhất với nhau tham gia chung vào chức năng điều khiển cơ thể của bộ não.
- Trung não tham gia điều khiển các cử động mắt, cầu não chịu trách nhiệm trong việc phối hợp cử động mắt, mặt, biểu cảm khuôn mặt, nghe và thăng bằng.
- Hành tủy chịu trách nhiệm kiểm soát nhịp thở, huyết áp, nhịp tim và cử động nuốt.
- Hệ lưới kiểm soát mức độ thức tỉnh, mức độ nhận thức về môi trường xung quanh và liên quan đến giấc ngủ.
- Trong 12 dây thần kinh sọ não, 10 dây xuất phát từ thân não, kiểm soát cử động mắt, biểu cảm khuôn mặt,vị giác, cử động nuốt, cử động mặt, cổ vai, lưỡi.
- Tiểu não giúp phối hợp các động tác, tạo nhịp điệu khi cử động như khi vẽ tranh, tập luyện thể thao,… Tiểu não giúp duy trì tư thế, cảm giác cân bằng, thăng bằng, kiểm soát trương lực các cơ và vị trí tay chân.
- Vùng hạ đồi: kiểm soát các chức năng như ăn, ngủ, tình dục, cảm xúc, điều hòa thân nhiệt, tiết các nội tiết tố (giải phóng hormone) và vận động.
- Thùy trán là thùy lớn nhất trong bốn thùy não. Thùy trán chịu trách nhiệm cho các chức năng như lời nói, trí tuệ, hành vi, kỹ năng vận động. Vỏ não trán trước đóng vai trò quan trọng về trí nhớ, sự thông minh, khả năng tập trung, tích cách.
- Thùy chẩm nằm phía sau não, chịu trách nhiệm quá trình cảm nhận màu sắc, hình dạng của con người.
- Thùy đỉnh phân tích đồng thời các tín hiệu nhận được từ các vùng khác nhau của não, từ đó tổng hợp đưa ra các thông tin, cảm nhận, ý nghĩa mới của sự vật.
- Thùy thái dương tham gia vào bộ nhớ thị giác, giúp nhận biết sự vật, khuôn mặt, tham gia vào bộ nhớ ngôn ngữ, phân tích cảm xúc và phản ứng của người khác, chịu trách nhiệm xử lý cảm xúc và kiểm soát hành vi.
- Hệ viền liên quan đến cảm xúc. Trong hệ thống này có vùng hạ đồi, môt phần của vùng đồi thị, hạnh nhân(Liên quan hành vi hung hăng. Các hạch hạnh nhân giúp cơ thể tạo ra một loạt các phản ứng khác nhau với các sự vật, hiện tượng trong môi trường sống, đặc biệt là các tình huống gây kích thích cảm xúc mãnh liệt. Nó có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nỗi sợ và tức giận.) và vùng hải mã (liên quan đến khả năng ghi nhớ thông tin). Hồi hải mã giúp lưu giữ và lấy lại ký ức. Nó cũng giúp con người hình dung về các kích thước không gian.
- Tuyến yên kiểm soát nội tiết tố (hormone), chịu trách nhiệm kiểm soát và điều hòa quá trình tăng trưởng và phát triển, chức năng của các tuyến khác như tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến thượng thận,…
- Bán cầu não trái chịu trách nhiệm về ngôn ngữ và lời nói, bán cầu não thì có vai trò chủ đạo hơn trong xử lý thông tin và xác định không gian.
- Thể chai: Thể chai gồm có 2 cấu trúc là hồi đai (cingulate gyrus) và hồi cận hải mã (parahippocampal gyrus). Chúng cùng nhau tác động đến tâm trạng, động lực thúc đẩy và khả năng phán đoán của con người.

2. Cơ chế não ra quyết định hành vi?

Các thông tin từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể sẽ được thu thập bởi 5 giác quan là thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác, từ hệ thần kinh ngoại biên và từ nhiều cơ quan khác theo tủy sống lên não. Hệ thần kinh ngoại biên tập hợp các dây thần kinh trải rộng khắp cơ thể, mang thông điệp quan trọng, giao tiếp giữa cơ thể và não bộ.

Khi thông tin đến, một số nơ-ron tiếp nhận thông tin tiến hành Xác nhận và mã hóa thông tin. Xác nhận thông tin là khả năng nhớ về đồ vật hay một công việc nào đó đã từng được nhìn hoặc thực hiện trước đó. Mã hóa thông tin là khả năng ghi nhập các dữ liệu mới vào bộ nhớ. Tiếp đến, não đưa ra và truyền các quyết định qua hệ thần kinh ngoại biên tới các bộ phận trong cơ thể (phản ứng). Não cũng đồng thời gửi tín hiệu các khu vực sản sinh hormone. Các hormone này sẽ theo đường máu tới các tế bào phù hợp và tác động đến cơ quan. Từ đó, các cơ quan sẽ thay đổi trạng thái. Ngoài ra, hormone ảnh hưởng tới việc tiết ra một số hóa chất trong não. Những hóa chất này tác động đến các khu vực ra quyết định của não dẫn tới sự thay đổi của quyết định (phản ứng).

Chi tiết hoạt của hệ nội tiết tố (hormone), vui lòng xem video sau:

Ví dụ về cơ chế ra quyết định của não từ đó tạo ra hành vi (phản ứng) và trạng thái cơ thể:

2.1 Khi xác nhận, nếu thông tin là các tình huống “có thể” không an toàn hoặc cảnh báo mối nguy hiểm (sự kiện đe dọa, tấn công, hoặc gây nguy hiểm đến sự sống), hạch hạnh nhân tạo ra phản ứng “fight or flight” (chiến đấu/tức giận hay chạy chốn). Ngoài kích hoạt phản ứng “fight or flight”, hạch hạnh nhân còn đóng vai trò trong việc lặp lại các phản ứng sợ hãi ở các tình huống nhất định xảy ra trong cuộc sống. Sau đó, vùng dưới đồi gửi tín hiệu đến tuyến thượng thận để sản xuất các loại hormone như adrenaline và cortisol.

Khi các hormone này xâm nhập vào máu, bạn có thể nhận thấy một số thay đổi về thể chất, chẳng hạn như tăng:
- Nhịp tim
- Nhịp thở
- Đường huyết
- Mồ hôi

Trạng thái cơ thể như trên + phản ứng:
+ Nếu các phản ứng thiên về chạy trốn gọi là cảm xúc sợ hãi.
+ Nếu các phản ứng thiên về chiến đấu thì còn được gọi là cảm xúc giận dữ.

2.2 Khi xác nhận, nếu thông tin là hình ảnh về người mà họ yêu thích, vui vẻ..., não đưa ra các phản ứng và vùng dưới đồi sẽ kích thích tuyến yên tạo hormone giải phóng dopamine, oxytocin và vasopressin. Tương tự như trên, các hormone này sẽ đi vào máu và đến các tế bào phù hợp. Từ đấy làm thay đổi thể chất cơ thể.

Xem bài "Thúc đẩy nhân viên nỗ lực làm việc bằng các chính sách tinh thần như thế nào?" để biết thêm tác động của các hormone (hóc môn) trên tới hành vi.

3. Các hormone chỉ được sản sinh khi có điều kiện?

Các hormone tạo ra trạng thái cơ thể không chỉ phụ thuộc vào các thông tin đến từ ngoài bộ não mà còn bị quy định bên trong. Ví dụ testosterone là một hoóc môn steroid từ nhóm androgen. Nó là 1 loại nội tiết tố. Cơ thể chúng ta có một hệ thống kiểm soát Testosterone. Vùng dưới đồi trong não là nơi cho tuyến yên biết cần bao nhiêu Testosterone và tuyến yên sẽ chuyển thông tin đó đến tinh hoàn.

Testosterone ở nam giới được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn (chiếm đến 95%) và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận (khoảng 4%). Ở phụ nữ, tuyến thượng thận và buồng trứng là nơi sản xuất testosterone (một lượng nhỏ). Thời điểm testosterone bắt đầu được sản xuất sớm nhất thường rơi vào tuần thứ bảy sau khi thụ thai. Nồng độ testosterone tăng dần trong giai đoạn dậy thì và đạt mức đỉnh điểm trong những năm cuối tuổi thiếu niên, sau đó chững lại. Testosterone ở nam giới trưởng thành được phóng thích khoảng 4 – 10 mg/ngày. Từ 30 tuổi trở đi, lượng Testosterone có xu hướng giảm nhẹ mỗi năm.

Do hormone tạo ra 1 số hóa chất trong não tác động đến quá trình ra quyết định (phản ứng) nên Testosterone có một vai trò cần thiết trong một số hành vi nhất định, bao gồm sự hung hăng và khả năng lãnh đạo. Bên cạnh đó, Testosterone cũng là thước đo khả năng cạnh tranh và giúp tăng cường lòng tự trọng. Testosterone thấp dẫn đến mất tự tin, gây rối loạn giấc ngủ, thiếu năng lượng và giảm động lực. Chưa hết, tình trạng này còn làm giảm khả năng tập trung và gây ra cảm giác buồn bã.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Testosterone chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm tính cách. Các yếu tố khác từ sinh học và môi trường cũng có sự tác động nhất định.

Để tăng nồng độ Testosterone có thể làm bằng cách kích thích tình dục hay hoạt động tình dục. Testosterone có thể giảm trong một thời gian dài không hoạt động tình dục. Tương tự như cơ chế hoạt động tình dục có thể ảnh hưởng đến nồng độ testosterone, việc tham gia vào các hoạt động cạnh tranh có khả năng khiến mức độ testosterone của người đàn ông tăng, hoặc giảm.

Nguồn tham khảo từ Vinmec và Google.

Vậy là cũng xong cả chiều. Bài này lí giải tại sao chúng ta lại có hành vi cạnh tranh trên góc độ sinh học. Hoá ra muốn tăng động lực thì hoặc là tăng tính tình dục hoặc là tăng tính sát phạt. Chúc bạn ứng dụng thành công.

Tái bút: Khối lượng chất xám trong não (tổng khối lượng não) càng lớn hành vi bạo lực càng thấp. Cái này chắc do nhận thức.

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
HRM consultant / HRM blogger at blognhansu.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *