Độ tuổi 30 như mình người ta chỉ tuyển cấp Quản lý Nhân sự, giờ làm thế nào?

Đợt này, không hiểu sao tôi hay gặp được tâm sự, băn khoăn của những bạn ở độ tuổi 30+. Như hôm trước thì được hỏi:"Mình bằng tuổi Cường, là kế toán trưởng giờ muốn sang làm HR thì nên thế nào?", "10 năm an toàn làm HCNS giờ thấy mình thiếu nhiều kỹ năng quá". Rồi lâu lâu thì được hỏi: "Con đường trở thành HRM/CPO – Giám đốc nhân sự, cần có gì?". Và hôm nay tôi thấy câu hỏi trên cộng đồng Nhân sự HrShare:

"Mình hiện tại 31t, trước đây chỉ làm nhân viên hành chính bt chỉ đâu đánh đấy, nhưng tầm này muốn tìm công việc mới thì nghề của mình với độ tuổi như mình ngta chỉ tuyển cấp quản lý ( trưởng phòng) , cho mình hỏi có khoá học nào về quản lý tốt mà dễ áp dụng thực tiễn ko ạ? Mình hỏi để theo học. Mình thì tính hiền, trước cũng chẳng nói đc ai :((, nhưng vẫn phải tìm việc vì miếng cơm manh áo thôi ạ, mình vừa nghỉ sinh và thất nghiệp vì covid, cảm ơn mn."

Tự nhiên tôi lại muốn viết. Viết cho bạn và cho tuổi 30. Quả thực cái tuổi 30 đúng là một cột mốc và nó sẽ định hình nhiều thứ cho tương lai sau này của chúng ta, không phân biệt giới tính. Những năm tôi 30 tuổi tôi cũng có những suy nghĩ về cuộc đời. Tôi tự hỏi: "Tôi là ai?" Hóa ra chúng ta định vị chúng ta. Những gì chúng ta làm ở hiện tại là những thứ định hình chúng ta ở tương lai.

Đọc câu hỏi, tôi có chút buồn khi dịch bệnh làm bạn thất nghiệp trong tình trạng nghỉ sinh. Là phụ nữ, chị em vừa phải chăm con vừa phải làm việc nên mọi thứ sẽ không được chuyên tâm như đàn ông. Đôi khi sinh nở rồi chăm con làm cho sức khỏe cũng như trí óc chị em bị rớt đi ít nhiều. Điều này càng thiệt thòi trong công việc. Thật khó để có thể làm "phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà". Mặc dù khó khăn vậy, nhưng không hiểu sao tôi vẫn nhìn thấy những người phụ nữ giỏi giang. Họ vượt qua tuổi 30 và vươn lên hơn rất nhiều người đàn ông.

Điều gì dẫn tới chúng ta có những người chị em tuyệt vời như vậy. Có thể họ được gia đình ủng hộ. Có thể họ bẩm sinh đã tốt. Cũng có thể họ nỗ lực mà thành. Họ nỗ lực chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình, nỗ lực làm việc, học tập. Ví dụ như một người chị đã từng hỏi tôi dưới đây.

Chị: Mình cũng lớn tuổi, làm nhân sự 5 - 7 năm rồi, thời gian này mùa dịch nên rảnh. Vậy xin hỏi Cường có lớp nào để tổng hợp tất cả các kiến thức Quản trị Nhân sự trong thời gian này không?

Tôi: Vâng! Cho Cường hỏi: Chị đã biết cách xây:
- Chiến lược nhân sự
- Cơ cấu tổ chức
- Hệ thống Đánh giá giá trị công việc
- Hệ thống Quản trị hiệu suất
- Hệ thống Quản trị năng lực
- Hệ thống đãi ngộ 3P
chưa chị? Khi chị triển khai xây Hệ thống như này, các kiến thức quản trị nhân sự sẽ liên kết với nhau trong Tuyển Dạy Dùng Giữ Thải.

Chị: Mình có cái biết, có cái chưa?

Nhân mùa dịch, chị liền tìm cách để nâng cao kiến thức của mình. Không chỉ có chị mà nhiều chị em khác cũng đang làm như vậy. Và bạn trong câu hỏi trên chắc cũng đang làm như chị bạn của tôi. Nhân mùa dịch, đang chờ việc mới, bạn đi tìm một khóa học để nâng cấp mình lên. Bạn muốn học cái gì đó để có thể nâng cấp mình lên làm quản lý (HRM). Để trở thành HRM cần có:
- Kỹ năng quản lý
- Kỹ năng xây hệ thống Quản trị nhân sự
- Kiến thức rộng
- Kỹ năng tác nghiệp Quản trị Nhân sự đủ sâu.
- Ngoài ra là các thái độ, tư duy phù hợp với vị trí HRM.

Nếu bạn đã từng làm ra các sản phẩm như dưới đây cho một tổ chức nào đó, tôi tin bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều:
1. Bản đồ chiến lược
2. Cơ cấu tổ chức:
– Sơ đồ tổ chức
– Ma trận chứng năng
– Ma trận phối hợp.
– Cơ cấu chức năng của bộ phận
– Mô tả công việc của vị trí TP
– Mô tả công việc của vị trí nhân viên
3. Hệ thống đánh giá giá trị công việc:
– Bảng điểm giá trị công việc
– Thang lương
4. Hệ thống quản trị hiệu suất:
– KPi của CEO
– KPI của trưởng bộ phận
– KPI của 1 vị trí nhân viên bất kỳ
– Chính sách thúc đẩy KPI
5. Hệ thống quản trị năng lực:
– Bảng định nghĩa giá trị cốt lõi
– Khung năng lực chiến lược
– Khung năng lực của vị trí trưởng phòng
– Khung năng lực của vị trí Nhân viên
6. Hệ thống đãi ngộ:
– Chính sách lương 3P

Tuy nhiên, bạn mới chỉ có "làm nhân viên hành chính bt chỉ đâu đánh đấy" thì bạn phải đi khá nhiều bước để chạm đến vị trí HRM. Nếu tôi là bạn, tôi sẽ đi các bước như sau:

1. Nâng cấp kiến thức:
- Dành thời gian đọc nhiều sách hơn: Tất cả các loại sách mà CEO đọc, rồi tất cả các loại sách mà HR đọc. Tôi nghĩ đọc khoảng 30 - 40 quyển là đủ vốn.

- Tìm cách tổng hợp các kiến thức về Quản trị nhân sự. Có thể là tự học thông qua chương trình miễn phí của tôi: www.nghenhansu.net . Nếu có thời gian và một chút tiền, tôi thấy tham gia dự án Đào tạo cộng đồng phi lợi nhuận "Giải mã Nhân sự" của HrShare sẽ tốt. Dự án này được xây dựng trên khung nội dung đào tạo 5 module: Tuyển - Dạy - Dùng - Giữ - Thải. Khung này là một vòng tròn xoay quanh sự tồn tại của nhân viên trong doanh nghiệp. Tổng quan về các module:
+ Tuyển (Đảm bảo nguồn nhân lực): toàn bộ các vấn đề liên quan đến Đảm bảo nguồn lực như: thiết kế công việc, kế hoạch (định biên) nhân lực, nguồn tuyển, thu hút, tuyển mộ, tuyển chọn, hội nhập, thử việc ...
+ Dạy (Phát triển nguồn nhân lực): toàn bộ các vấn đề liên quan đến Phát triển tổ chức/ nguồn lực như: thiết kế công việc, kế hoạch (định biên) nhân lực, hội nhập, thử việc, thăng tiến, đề bạt, teambuilding, lộ trình nghề nghiệp, đào tạo....
+ Dùng (Sử dụng nguồn nhân lực/ Quản lý thực hiện công việc): toàn bộ các vấn đề liên quan đến Quản lý thực hiện công việc như: thiết kế công việc, kế hoạch (định biên) nhân lực, Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Giải quyết tranh chấp lao động, Kỷ luật lao động, Thưởng, Phúc lợi, Thăng tiến/ đề bạt, Thuyên chuyển, Xuống chức, Đánh giá thực hiện công việc, Duy trình nội quy...
+ Giữ (Duy trì nguồn nhân lực): toàn bộ các vấn đề liên quan đến Duy trì nguồn lực như: Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Giải quyết tranh chấp lao động, Kỷ luật lao động, Lương, Thưởng, Phúc lợi, BHXH, BHYT, Đánh giá thực hiện công việc, Hoạt động truyền thông khác, Phòng cháy chữa cháy, Khám chữa bệnh định kỳ, ...
+ Thải (Bảo vệ nguồn nhân lực): toàn bộ các vấn đề liên quan đến Bảo vệ nguồn nhân lực như: Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Giải quyết tranh chấp lao động, Kỷ luật lao động, Xuống chức, Đánh giá thực hiện công việc, Duy trình nội quy, Sa thải, Tự thôi việc, Hưu trí..."
Đi qua hết vòng tròn này, tôi tin bạn sẽ có khái niệm và các thuật ngữ trong nghề. Để rồi từ đó phát triển lên. Theo cách nói hình tượng, Giải mã Nghề Nhân sự chỉ là tầng luyện công thứ nhất giúp cho học viên:
+ Có khái niệm về các thuật ngữ QTNS
+ Kết nối các học viên tạo ra các mối quan hệ công việc
+ Nhận các công cụ QTNS cơ bản
+ Tiến tới áp dụng dần 1 số công cụ
Nói về dự án rất dài, tôi để tất cả ở đây: http://hrshare.edu.vn/giaima

- Từ những kiến thức tổng hợp đó, kết hợp với kinh nghiệm "làm nhân viên hành chính bt chỉ đâu đánh đấy", tôi tin bạn sẽ có đủ tự tin để bước vào các khóa chuyên sâu chuyên về kỹ thuật. Lúc này hướng phát triển kiến thức sẽ theo 5 chữ Tuyển - Dạy - Dùng - Giữ - Thải mà tiến. Tức là bạn đi vào chuyên sâu từng lĩnh vực (đi vào từng chữ). Biển học bao la, QTNS có vô số công cụ và các bí kíp nếu phân tách thành từng nhánh.

Bản thân tôi có các khóa chuyên sâu sau:
A. Tuyển: Company Structure - Kỹ thuật phân tích thiết kế xây dựng Cơ cấu tổ chức
B. Dạy: Competency Management - Kỹ thuật xây dựng hệ thống Quản trị Năng lực
C. Dùng: BSCvsKPI - Kỹ thuật xây dựng BSCvsKPI http://daotaonhansu.net/bscvskpi/. Khóa học này dành cho bạn chuẩn bị xây dựng BSC vs KPI, gặp phải những trường hợp như thế này:
- Không biết nên bắt đầu từ đâu
- Không biết hỏi ai khi gặp vấn đề
- Cảm thấy chán nản với công việc
D. Giữ: 3PP - Kỹ thuật xây dựng Chính sách lương 3P
Mỗi khóa này quả thực đã có cả đống lý thuyết và các lưu ý khi thực hành.

- Dù đi theo hướng nào, nếu muốn chuyển lên làm HRM thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần phải có thể xây dựng được hệ thống Quản trị Nhân sự. Tức bạn sẽ học lớp HRM nào đó. Trên thị trường có khá nhiều lớp đào tạo kiến thức làm HRM. Nhưng học xong mà làm được thì chỉ qua mấy buổi là không thể. Dù sao học vẫn tốt hơn không. Quay trở lại phần tôi nói về việc nếu bạn đã từng làm ra các sản phẩm của Hệ thống Quản trị Nhân sự thì tức là bạn đã có khả năng bước 1 chân vào vị trí HRM rồi.

Không biết bạn muốn trải nghiệm quá trình và thực hành tạo các sản phẩm tạo nên Hệ thống Quản trị Nhân sự cho công ty? Thân mời bạn cùng tham gia lớp khóa học dành cho HRM của tôi: 3Ps - Kỹ thuật xây dựng và triển khai hệ thống QTNS core 3P (http://daotaonhansu.net/3ps-ky-thuat-trien-khai-va-xay-dung/). Khóa học sẽ giải quyết bài toán: “Hiện công ty em đang làm gần như chưa có hệ thống quản trị nhân sự: từ những thứ cơ bản như mô tả công việc của từng người, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận… Em rất muốn xây dựng lại hệ thống quản trị nhân sự của công ty, nhất là hệ thống lương 3p nhưng không biết làm sao?

- Sau nữa, khi có năng lực xây hệ thống Quản trị Nhân sự, bạn sẽ quay trở lại từ đầu đọc nhiều sách hơn. Bạn nên đọc tất cả các loại sách mà CEO đọc. Càng đọc nhiều thì sẽ càng bước gần tới vị trí giám đốc nhân sự.

2. Tìm cách có kinh nghiệm của HRM: Là tôi, tôi chấp nhận sẽ nhận mức lương thấp hơn trước miễn sao có được:
- Tờ quyết định làm HRM (trưởng phòng Nhân sự)
- Cơ hôi triển khai hệ thống
- Tham gia các cuộc họp với ban lãnh đạo

Giống như tôi đã từng viết trong bài: "Phải làm gì để bản thân được thăng tiến và gia đình ổn ?". Chúng ta có 3 con đường:
+ Lộ trình 1: Vào một công ty, cố gắng làm tốt các công việc được giao. Sau đó được đề bạt lên một vị trí chức danh mới. Rồi tiếp tục cố gắng để lên. Tùy vào may mắn và sự cố gắng, chức danh bạn có thể vươn lên đó là COO, CEO.
+ Lộ trình 2: Chúng ta cứ ở một công ty 1 thời gian rồi xin nghỉ và nhảy sang công ty khác với chức danh cao hơn. Kiểu như là lúc đầu làm nhân viên công ty to, sau nhảy về làm trưởng phòng công ty bé. Từ trưởng phòng công ty bé nhảy sang làm trưởng phòng công ty to hơn 1 chút. Cứ vậy, ta nhảy cho đến khi làm COO hoặc CEO.
+ Lộ trình 3: Không hoặc ít làm các công việc tác nghiệp nhân sự, đầu tư làm tự do (freelancer). Chúng ta sẽ nhận các dự án, công việc Quản trị Nhân sự theo kiểu bán thời gian. Cứ mỗi dự án tích góp thêm kinh nghiệm rồi sau đó ra mở riêng công ty hoặc quay về đầu quân cho công ty nào đó.

3. Song song với nâng cấp kiến thức, kinh nghiệm là quá trình xây dựng nhân hiệu. Bạn chịu khó xuất hiện ở các buổi offline, gia tăng kết nối với với các HR khác, chịu khó chia sẻ ý kiến, viết bài (như tôi đang viết), bỏ thời gian tư vấn hỗ trợ các bạn khác (như tôi đang làm). Làm được, bạn sẽ thấy con đường của mình thuận hơn nhiều.

Hi vọng lời khuyên của tôi sẽ giúp bạn được ít nhiều.

Nguyễn Hùng Cường (mr)

2 thoughts on “Độ tuổi 30 như mình người ta chỉ tuyển cấp Quản lý Nhân sự, giờ làm thế nào?

  1. Bài viết của anh luôn rõ ràng và dễ hiểu, hy vọng mọi người sẽ không còn mông lung nữa

  2. 30 TUỔI VẪN GẦN NHƯ TRẮNG TAY

    Đã gần chục năm ra trường đi làm, mình vẫn chẳng tiết kiệm được là bao, vẫn phải sống trong căn nhà trọ nhỏ với mức sống bình thường và chẳng dám yêu ai khi chỉ mới đủ nuôi bản thân. Mỗi lần về quê là bị nhiều người chỉ trích, bố mẹ thì lo lắng.

    Năm 2014, sau khi ra trường mình xin được việc mới mức lương 7 triệu. Số tiền này chỉ đủ trả tiền sinh hoạt trong tháng và dành được 1 triệu gửi về cho bố mẹ.

    Mình thuê nhà trọ cùng một người bạn, tiền phòng chia nhau mỗi người 1,5 triệu, điện nước thêm 200k, 2 triệu tiền ăn uống, xăng xe điện thoại 300k, chi tiêu bên ngoài khoảng 2 triệu. Tổng mỗi tháng mình tốn 6 triệu.

    Sang năm thứ hai đi làm, mức lương tăng lên 8 triệu. Vẫn cố gắng chi tiêu mức cũ, mỗi tháng gửi về nhà được 2 triệu đồng.

    Từ năm thứ 5, lương 10 triệu, mình vẫn cố gắng gửi về cho bố mẹ 2 triệu, còn 1 triệu tiết kiệm. Tính ra mỗi năm tiết kiệm được 12 triệu.

    Công việc mình làm chẳng có khoản thu nhập ngoài nào cả, chỉ có lương cứng.

    Từ năm thứ 7, lương của mình là 12 triệu, mình vẫn gửi về quê 2 triệu và tiết kiệm 3 triệu 1 tháng, tính tới nay sau gần 8 năm đi làm, mình chỉ tiết kiệm được 60 triệu đồng nhưng đã bỏ ra 30 triệu để mua chiếc xe máy.

    Tiền tiết kiệm ít ỏi, nhà thì vẫn phải ở trọ, lại chẳng có bất cứ một khoản đầu tư nào thêm. Cũng may rằng trong lúc đại dịch không bị cắt giảm lương.

    Nhiều lúc thấy tiền lương của mình chỉ nuôi được bản thân mà không dám yêu ai, trong khi đó bố mẹ lúc nào cũng muốn con cái có công việc lương cao, ổn định để mua được nhà và hối thúc mình chuyện kết hôn.

    Nhưng thật khó để thay đổi được khi hiện tại mình vẫn chỉ ở mức đủ nuôi bản thân, Hà Nội với nhiều người là miền đất hứa nhưng với mình thì nó chật vật vô cùng để sinh tồn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *