Tổng thể mô hình lý thuyết về Quản trị nhân sự theo góc nhìn Nguyễn Hùng Cường – kinhcan24

Thân gửi anh chị và các bạn,

Xin được tự giới thiệu họ tên đầy đủ của tôi là: Nguyễn Hùng Cường - một blogger trong lĩnh vực Quản trị Nhân sự. Hiện giờ Cường đang làm tư vấn QTNS tự do (freelandcer). C vừa làm tư vấn, đào tạo, viết sách ( sachnhansu.com ), vừa hoạt động cộng đồng. Chi tiết hơn về Cường, anh/chị vui lòng xem tại: http://blognhansu.net.vn/gioi-thieu/

Sau khoảng 10 năm tham gia lĩnh vực Nhân sự, đầu tháng 4/2017 vừa rồi, tôi bắt đầu tập trung viết các bài viết về Quản trị Nhân sự cho CEO. Các bài viết này với mục tiêu cung cấp các kiến thức nền tảng cho các CEO trong Group Quản trị và Khởi Nghiệp. Cùng với đó tôi có tham gia học MBA Quản trị Nhân lực. Cho nên càng ngày tôi càng thấy các kiến thức về QTNS của bản thân càng sáng. Với sự bền bỉ, miệt mài tổng hợp, học hỏi anh chị em thầy cô trong cộng đồng, cuối cùng tôi đã tổng hợp ra được mô hình lý thuyết về Quản trị Nhân sự.

Tôi đặt tên nó là: MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ THEO GÓC NHÌN NGUYỄN HÙNG CƯỜNG - KINHCAN24

Chụp cắt lớp tổ chức ra để thấy Văn hóa doanh nghiệp có 6 tầng

Tầng 5 là Hệ thống quản trị của Doanh nghiệp. Hệ thống Quản trị Nhân sự là 1 phần của tầng 5

Tóm gọn lại: mọi vấn đề về Quản trị nhân sự xảy ra trong Vòng tròn Quản Trị Nhân sự / Vòng đời Người lao động trong tổ chức. Vòng trong QTNS là: Tuyển - Dạy - Dùng - Giữ - Thải.
- Tuyển (Đảm bảo nguồn nhân lực): toàn bộ các vấn đề liên quan đến Đảm bảo nguồn lực như: thiết kế công việc, kế hoạch (định biên) nhân lực, nguồn tuyển, thu hút, tuyển mộ, tuyển chọn, hội nhập, thử việc ...
- Dạy (Phát triển nguồn nhân lực): toàn bộ các vấn đề liên quan đến Phát triển tổ chức/ nguồn lực như: thiết kế công việc, kế hoạch (định biên) nhân lực, hội nhập, thử việc, thăng tiến, đề bạt, teambuilding, lộ trình nghề nghiệp, đào tạo....
- Dùng (Sử dụng nguồn nhân lực/ Quản lý thực hiện công việc): toàn bộ các vấn đề liên quan đến Quản lý thực hiện công việc như: thiết kế công việc, kế hoạch (định biên) nhân lực, Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Giải quyết tranh chấp lao động, Kỷ luật lao động, Thưởng, Phúc lợi, Thăng tiến/ đề bạt, Thuyên chuyển, Xuống chức, Đánh giá thực hiện công việc, Duy trình nội quy...
- Giữ (Duy trì nguồn nhân lực): toàn bộ các vấn đề liên quan đến Duy trì nguồn lực như: Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Giải quyết tranh chấp lao động, Kỷ luật lao động, Lương, Thưởng, Phúc lợi, BHXH, BHYT, Đánh giá thực hiện công việc, Hoạt động truyền thông khác, Phòng cháy chữa cháy, Khám chữa bệnh định kỳ, ...
- Thải (Bảo vệ nguồn nhân lực): toàn bộ các vấn đề liên quan đến Bảo vệ nguồn nhân lực như: Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Giải quyết tranh chấp lao động, Kỷ luật lao động, Xuống chức, Đánh giá thực hiện công việc, Duy trình nội quy, Sa thải, Tự thôi việc, Hưu trí...

Thường khi đi học về Quản trị nhân sự, mọi người hay được học về các chức năng như:
- Chiến lược nhân sự
- Tuyển mộ tuyển chọn nhân lực
- Quan hệ lao động
- Thu nhập/ thù lao
- Bảo hiểm
- Bố trí nhân lực / Định biên
- Quản lý công việc
- Truyền thông nội bộ
- Đào tạo
- An toàn lao động
- Thôi việc
Trong các chức năng này chúng ta sẽ tiếp tục thực hành theo các nhiệm vụ cụ thể. Nếu chiếu theo theo Vòng đời người lao động với: Tuyển - Dạy - Dùng - Giữ - Thải. Chúng ta sẽ ra ma trận tương ứng:

Để biết rõ hơn mô hình, thân mời anh chị và các bạn xem tiếp 3 sheet sau.

Linkdownload: 0 Ma tran kien thuc ve Quan tri Nhan su.xlsx

Trân trọng!
Hùng Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *