Update luật lao động 2018 – 2: Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2013/NĐ-CP

Tiếp đây là update 2 về việc luật mảng lao động sắp thay đổi. Cả nhà cùng nắm để lấy tinh thần đón nhận nhé. Lần này là Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. Cũng như 05, nghị định 49 này đang được áp dụng nên chúng ta không thể không biết.

1. Hướng dẫn xác định bậc lương trên TBL: Sửa đổi khoản 2 Điều 7

Phương án 1: quy định mang tính chất định tính để doanh nghiệp và công đoàn cơ sở thương lượng, xác định giá trị cụ thể (bỏ quy định 5%):

“2. Số bậc của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp quyết định căn cứ vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng”.

Phương án 2: vẫn quy định khoảng cách mang tính định lượng, nhưng giảm mức từ 5% xuống 3% để tính tới bãi bỏ quy định này:

“2. Số bậc của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp quyết định căn cứ vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 3% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.

2. Xác định mức lương cho các cấp bậc:

2.1. Xác định mức lương thấp nhất trong TBL: Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 3 Điều 7

Phương án 1: quy định mang tính chất định tính để doanh nghiệp và công đoàn cơ sở thương lượng, xác định giá trị cụ thể (bỏ quy định 5%):

“b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.

Phương án 2: vẫn quy định khoảng cách mang tính định lượng, nhưng giảm mức từ 7% xuống 5% để tính tới bãi bỏ quy định này:

“b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và tương đương trở lên phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.

2.2. Xác định mức lương cho lao động làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc: Sửa đổi, bổ sung điểm c, khoản 3 Điều 7

Phương án 1: quy định mang tính chất định tính để doanh nghiệp và công đoàn cơ sở thương lượng, xác định giá trị cụ thể (bỏ quy định 5%, 7%):

“c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”.

Phương án 2: vẫn quy định khoảng cách mang tính định lượng, nhưng giảm mức từ 7% xuống 5%, từ 5% xuống 3% để tính tới bãi bỏ quy định này:

“c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 3%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường”.

3. Miễn thủ tục gửi TBL cho một số DN:

“Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan lao quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động chưa có tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp thì khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động, được giảm thủ tục tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động cấp trên cơ sở”

Nguồn: danluat.thuvienphapluat.vn/quy-dinh-moi-ve-cach-xay-dung-thang-bang-luong-163065.aspx

2 thoughts on “Update luật lao động 2018 – 2: Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2013/NĐ-CP

  1. Hay quá, cảm ơn Bạn Hùng Cường,
    Cho phép mình copy về để nghiên cứu được ko ạ

Trả lời Xuân Xuân Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *