Cách giải bài toán về ngân sách Tổ chức đào tạo kỹ năng giao tiếp cho nhân viên kinh doanh của một công ty bất động sản

Bài này nói về đào tạo của chị Văn Hoài Phương Admin của HR T&D Group. Tôi thấy có phần ví dụ rất đáng để tham khảo nên xin phép mang về đây để mọi người cùng đọc:

Sự tâm huyết trong chia sẻ của Diễn giả Vũ Danh Thắng và sự cầu thị về tri thức của các thành viên là hai yếu tố chính tạo nên sự thành công buổi chia sẻ “Tổ chức hoạt động đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp – Phần II” của Anh Vũ Danh Thắng ngày 23/04 vừa qua.

Mở đầu với gần 45 phút hệ thống hóa lại kiến thức buổi trước, Diễn giả Vũ Danh Thắng đã giúp cho một số Anh/Chị không có cơ hội tham gia buổi đầu tiên hiểu hơn phần nào các nội dung liên quan đến cách triển khai, tổ chức hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp.

Đáp ứng sự mong mỏi của tất cả các thành viên tham dự, các bài toán về ngân sách đào tạo, thúc đẩy đào tạo hiệu quả đã được Diễn giả đi sâu tìm lời giải đáp.

Với ví dụ thực tế: “Tổ chức đào tạo kỹ năng giao tiếp cho nhân viên kinh doanh của một công ty bất động sản”. Diễn giả đã giúp các Anh/Chị tham gia định hướng được cách giải bài toán về ngân sách. Ngoài việc định hướng tìm nguồn ngân sách từ đâu, các chuyên viên đào tạo còn phải giải quyết một vấn đề tưởng chừng không hề liên quan, nhưng lại rất có tầm ảnh hưởng đến ngân sách đào tạo đó là kiểm soát chương trình, bao gồm kiểm soát thời gian đào tạo, cách thức tổ chức, đối tượng đào tạo, và nội dung đào tạo. Sẽ là phí phạm ngân sách đào tạo khi tổ chức đào tạo nhân viên vào cuối năm – thời điểm nhân viên dốc sức để chốt doanh số và chẳng còn tâm trí cho việc học đào tạo. Sẽ là xa xỉ để tổ chức đào tạo trong một ngày cho nhân viên kinh doanh - vị trí chưa bao giờ được là tỷ phú của thời gian vì đặc tính công việc luôn là khách hàng gọi phải có mặt ngay lập tức. Trong trường hợp này, bài toán ngân sách lúc này nên giải quyết theo hướng tổ chức một buổi đào tạo trong thời gian ngắn và đi sâu vào đúng vấn đề đang quan tâm. Đi kèm với ví dụ thực tế này, Diễn giả đã nêu ra những yếu tổ ảnh hưởng đến vấn đề thời gian, cách thức tổ chức, đối tượng và nôi dung đào tạo. Từ đó giúp cho các Anh/Chị tham gia sẽ giải được bài toán ngân sách cho chính đơn vị hiện đang công tác. Những văn bản, biểu mẫu liên quan đến vấn đề lập ngân sách, trình bày xin phê duyên ngân sách cũng được Diễn giả giải thích chi tiết.

Chọn giảng viên là một trong sáu yếu tố nhằm thúc đẩy hiệu quả đào tạo. Với ba nhóm giảng viên điển hình: giảng viên nội bộ, giảng viên chuyên trách và giảng viên thuê ngoài, chúng ta có ba quy trình đào tạo gắn liền với phương pháp đào tạo khác nhau. Đề sử dụng được phương án Giảng viên thuê ngoài thì ngoài vấn đề cân nhắc chi phí, các chuyên viên nhân sự cũng cần phải có “Database” giảng viên phong phú, phù hợp với từng nôi dung đào tạo khác nhau. Giảng viên nôi bộ là một sự lựa chọn nhanh, thẳng và trực tiếp đối với các nôi dụng đào tạo cần “cầm tay chỉ việc”, tuy nhiên cần phải có những cơ chế để tạo động lực cho Giảng viên nội bộ như vinh danh định kỳ, trao thưởng..v.v.

Buổi chia sẻ khép lại với phần thảo luận nhóm. Thông qua đề bài là xây dụng kế hoạch đào tạo năm cho một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và phân phối sản phẩm máy phát điện, Diễn giả đã hiểu được cách tư duy giải quyết vấn đề của các Anh/Chị tham gia, từ đó đưa ra những lời tư vấn góp ý phù hợp.

Nguồn: Văn Hoài Phương‎ | fb.com/groups/1488988654731200/permalink/1665788347051229/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *