Mức tối đa được đóng BHXH và BHTN tối đa là bao nhiêu ?

He he! Vụ này có chị bạn hỏi. Câu hỏi lại ngược với câu hỏi mọi người hay trao đổi nên tôi up lên đây. Trước khi nêu câu hỏi của mọi người, chúng ta bàn 1 chút về vụ BHXH sẽ phải đóng dựa trên tổng thu nhập. Điều này ai cũng biết.

Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Ai cũng thấy lo lắng về điều này. Tuy nhiên không phải cứ có lương nhiều là được đóng hết. Trong điều 89 của Luật BHXH số 58/2014/QH13 có ghi:

Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Mức lương cơ sở dùng để áp dụng cho khối nhà nước và nhân với hệ số. Hình như Mức lương cơ sở giờ là 1 triệu 1. Khoảng đấy. Như vậy dù bạn có tổng thu nhập cao đến đâu thì mức tối đa đóng BHXH chỉ là khoảng 20 triệu mà thôi. Mọi người đừng mong được đóng hơn. Dưới đây cụ thể là điều 89:

Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

Đấy là BHXH và BHYT, thế còn BHTN thì sa? Mời cả nhà đọc điều 58 luật việc làm:

Điều 58. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Mọi người thấy chưa ? Mưc đóng cao nhất là:
- Người nhà nước: 20 x tháng lương cơ sở
- Người lao động không phải nhà nước: 20 x tháng lương tối thiểu vùng

Viết đến đây tôi lại phải update 2 bài viết:
- Bài: Nếu được trợ cấp thất nghiệp, tối đa người thất nghiệp được hưởng bao nhiêu ? (mới nhất 2015) - https://goo.gl/nF1cMV - có đoạn viết:

Nếu như theo thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH thì tối đa, người thất nghiệp sẽ được: 5x3,1 = 15,5 triệu/tháng

À, tiện thể tôi cũng tính luôn, mức lương cần đóng để hưởng được trợ cấp kịch trần: 25,8 triệu 33333 (khoảng 26 triệu )

Con số 25,8 triệu 3333 kia là tôi tính từ công thức: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%.

Tức là ta có công thức: x*0,6 = 15,5 -> x = 15,5 / 0,6 = 25,8333

Giả sử mức lương tối thiểu vùng là 3,1 thì nếu đóng kịch trần là 3,1 x 20 = 60,2 triệu / tháng. Tuy nhiên đóng mức này thì chỉ được 5x 3,1 = 15,5 triệu/ tháng thôi chứ không phải là : 60,2 * 0,6 = 36,12 triêu / tháng.

- Bài: Mức trả bảo hiểm thất nghiệp cao nhất là bao nhiêu một tháng ? - https://goo.gl/LcGBZ7 . Bài này đã hết đúng. Tức là giờ nội dung bài viết đã sai do luật thay đổi như ở trên. Nhưng trong bài có 2 điểm lưu ý vẫn còn giá trị:

1. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp kịch trần hàng tháng dừng lại ở 20 lần mức lương (tối thiểu hoặc cơ sở). >> Nếu như công ty trích tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp > mức trên tức là HR không biết luật hoặc AE đang bị ăn chặn.
2. Trợ cấp thất nghiệp với mức kịch trần 5 lần mức lương tối thiểu >> Các HR cần tư vấn cho AE biết trước đỡ phải thắc mắc mất công.

Nguồn ảnh: Tôi lấy từ Kế toán thiên ưng. Đây là mức lương tối đa đóng BHXH, BHTN năm 2017

Tái bút 11/03/2018: Tỷ lệ này đã được cập nhật tại đây https://goo.gl/GYceEU

Rồi! Mọi người đã nắm được thông tin dẫn nhập. Giờ chị bạn tôi hỏi: "Bhxh, Bhyt: mức trần tối đa là 20 tháng lương cơ sở. Bhtn: mức trần tối đa là 20 tháng lương tối thiểu vùng. Y hiện tại đang áp dụng mức chung cho cả 03 loại là 20 tháng lương cơ sở. Liệu có cách nào xin để cơ quan bảo hiểm phê duyệt cho việc này (áp dụng mức chung cho 3 loại là 20 tháng lương cơ sở) không nhỉ ?"

Tôi thấy câu hỏi hơi lạ: Mức max đóng BHTN là khoảng 60 triệu, mức max đóng BHXH BHYT là khoảng 20 triệu. Suy ra có thể dùng mức 20 triệu cho cả 3 loại được. Cần gì phải xin cơ quan bảo hiểm phê duyệt ? Phải chăng chị bạn tôi muốn hỏi: Làm thế nào để xin cơ quan bảo hiểm phê duyệt cho đóng cả 3 loại ở mức max của BHTN là khoảng 60 triệu ? Nếu là câu hỏi này thì tôi cũng chưa biết. Cộng đồng mình có cao kiến gì không? Rất mong cả nhà cùng vào trao đổi.

À tái bút: Nếu có ai hỏi thế nên đóng theo mức lương nào? Để tối ưu nên đóng ở mức khoảng 26 triệu. Công thức tính như ở trên. Mức này vừa tối ưu BHXH, BHYT và BHTN.

Bonus thêm mấy cái hình cho mọi người cùng ôn lại bài:

13 thoughts on “Mức tối đa được đóng BHXH và BHTN tối đa là bao nhiêu ?

  1. Pingback: Mức trả bảo hiểm thất nghiệp cao nhất là bao nhiêu một tháng ? | Blog quản trị Nhân sự

  2. Cảm ơn bài viết của anh Cường ạ, anh ơi cho em hỏi thêm một chút chỗ Tiền lương đóng bảo hiểm bao gồm tiền lương chính và phụ cấp. Em thấy trên bảng chỉ tính lương chính và phụ cấp trách nhiệm ạ, còn tiền phụ cấp về ăn, xăng, điện thoại thì không tính. Có văn bản nào quy định rõ về chỗ tiền phụ cấp này không ạ, với em không biết có số tiền tối đa cho các phụ cấp này không ạ, chỗ này em không rõ nên mạnh dạn hỏi anh ạ. Em xin cảm ơn anh ạ

      • Vâng, em đã tìm được rất nhiều bài viết về vấn đề này trong blog rồi ạ, em cảm ơn anh ạ.

  3. Pingback: Từ 01/01/2018 sẽ đóng BHXH full lương ? | Blog quản trị Nhân sự

  4. Bạn cho mình hỏi chút, ví dụ một ở công ty mình, hợp đồng lao động chỉ thể hiện tiền lương đóng BHXH, ngoài ra bên mình còn có lương khoán, ví dụ một nhân viên A có HĐLĐ ký với công ty là 4t triệu, nhưng lương thực nhận hàng tháng là 12 triệu, bên mình hiện tại đang đóng BHXH theo lương trên HĐLĐ tức là 4 triệu. Ngoài ra, hàng năm bên mình còn có một số lần bổ sung lương (phụ thuộc vào quỹ lương được quyết toán hàng năm, công ty mình là doanh nghiệp nhà nước), các khoản bổ sung này cũng k được thể hiện ở đâu cả và k cố định trong một năm, vậy bạn cho mình hỏi sang năm 2018, liệu bên mình có thể tiếp tục đóng BHXH theo mức lương trên HĐLĐ như bây giờ không? Cám ơn bạn

  5. Hoàng Giang 17.01.2018 at 10:04 - Reply

    a cho e hỏi chút ạ
    bây giờ mức max đóng bh vẫn là 26 triệu cho cả 3 loại Bh đúng ko ạ
    vì bhxh, bhyt là 26tr
    mà bhtn lại tầm 80tr
    nên e băn khoăn mãi
    mong a giải đáp giúp e, e cảm ơn ạ

    • Hoàng Thị Hoa 23.04.2018 at 13:30 - Reply

      Không phải đâu bạn ơi, BHXH, BHYT 26tr là đối với những người làm trong cơ quản nhà nước. còn tầm 80tr là lao động làm cho doanh nghiệp nha bạn. bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, …

  6. Pingback: Bảo hiểm XH, Y tế, Thất nghiệp phải nộp cho năm 2018 theo tỷ lệ mới nhất là bao nhiêu? | Blog quản trị Nhân sự

  7. nguyễn phi ngọc 21.03.2018 at 10:45 - Reply

    Cho mình hỏi có quy định nào cho DN mua BH nhân thọ mà được tính vào chi phí và mức mua tối thiểu, tối đa cho mỗi LĐ là bao nhiêu.
    Xin trân thành cám ơn

    • Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về Thuế TNDN:

      Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

      2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

      b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

      => Tức là: Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động PHẢI ĐƯỢC GHI CỤ THỂ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG và MỨC HƯỞNG tại 1 trong các hồ sơ trên.

  8. Cho em hỏi. Hiện tại công ty e có người nhận lương 50tr > 20 lần mức lương cơ sở. Nhưng nhỏ hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng. Bên e vẫn đóng bhtn bằng 20 lần mức lương cơ sở giống như bhxh và bhyt. Vậy có sai k ah?

Trả lời Hung Cuong Nguyễn Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *