Tài liệu (ebook) Tâm lý học Nhân sự – Organizational and Work Psychology: Topics in Applied Psychology

Bây giờ là 2h sáng, trời đã bắt đầu chuyển về sáng. Còn tôi thì vẫn lọ mọ ngồi kỳ cạch gõ mấy dòng lưu lại những gì mình đã tìm hiểu được. Chả là tại tôi lúc tối hôm trược lại đi up bài: 9 Hiệu Ứng Tâm Lý đúng tê tái mà nhân sự cần biết - http://goo.gl/V7D6EI và đọc bài: Thuyết cửa sổ vỡ ( Broken Window) và cách xây dựng văn hóa tổ chức - http://goo.gl/EhVOSp, Xây dựng văn hóa kỷ luật nên bắt đầu từ đôi dép lê ? - http://goo.gl/JEMydP, thế là tôi băn khoăn về từ khóa: "tâm lý trong nhân sự". Tôi đi tìm thông tin và cũng thấy sáng ra một chút.

Đầu tiên, tôi tìm thấy khá nhiều tổ chức đào tạo về tâm lý trong nhân sự. Nhưng chỉ có Đại học Hoa Sen là có vẻ đào tạo kỹ. Họ có cả môn học mang tên: TÂM LÝ HỌC NHÂN SỰ. Môn học trang bị những kiến thức về tâm lý học trong lĩnh vực nhân sự, trong đó bao gồm các đặc điểm tâm lý cá nhân, tâm lý tập thể, sự ảnh hưởng của các đặc điểm tâm lý đó đến thái độ, hành vi, năng suất lao động của họ trong môi trường làm việc.

Nhìn chung, tâm lý học tổ chức-nhân sự thường được tập trung trong các lĩnh vực cụ thể như:

- Đội ngũ và tổ chức hiệu quả — văn hóa tổ chức và bầu không khí, năng động nhóm, các vấn đề xuyên văn hóa, dịch vụ khách hàng, quan hệ lao động…
- Tuyển chọn nhân sự, lựa chọn, và đề bạt — tuyển mộ, các chiến lược và hệ thống tuyển chọn, đánh giá nhân sự, tiến trình lựa chọn công bằng, tuyển dụng…
- Sự khác biệt giữa các cá nhân, đo lường và đánh giá — khả năng nhận thức, thể chất, khuynh hướng tính cách, sở thích nghề nghiệp…
- Đào tạo và phát triển— điều hành huấn luyện, phát triển quản lý, đào tạo…
- Hiệu suất quản lý — thiết kế hệ thống đo lường năng suất công việc giúp phản hồi và cải thiện hiệu suất, thẩm định và quản lý hiệu quả…
- Sức khỏe nơi làm việc — Công thái học (ergonomic), khắc phục stress, an toàn lao động và sức khỏe…
- Thái độ và sự hài lòng của nhân viên— sự trao quyền, duy trì, sự hài lòng trong công việc, quản lý xung đột và căng thẳng, nghỉ hưu, sự luân chuyển, cam kết với tổ chức…
- Bồi thường và lợi ích—lương, đặc quyền, thưởng, công nhận hiệu quả…
- Giao tiếp hiệu quả— thiết kế hệ thống truyền thông, giao tiếp hiệu quả, công nghệ giúp truyền đạt thông tin thuận tiện, dễ dàng….
- Động cơ làm việc— các yếu tố thúc đẩy nhân viên, thiết kế công việc và đánh giá…
- Thay đổi quản lý, lãnh đạo—sáp nhập và mua lại, quá trình tái cấu trúc, nâng cao chất lượng và năng suất, thu hẹp….
- Và các vấn đề về người lao động như quấy phá, bắt nạt, bạo lực…

Mục tiêu của môn học
- Hiểu các phạm trù cơ bản trong tâm lý học, tâm lý học nhân sự
- Phân tích tâm lý tập thể, người lao động, các phẩm chất cần thiết của quản lý nhân sự, mối quan hệ giữa bộ phận nhân sự và người lao động…
- Hiểu được vai trò quan trọng của việc ứng dụng tâm lý học trong quản trị nhân sự và sự ảnh hưởng của chúng đến sự thành công của một nhân viên/nhà quản lý nhân sự.
- Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng về tâm lý học vào qui trình tổ chức và quản trị nhân sự: Tuyển dụng nhân sự, tổ chức môi trường làm việc, sử dụng nhân sự, tạo động lực tích cực cho người lao động, đánh giá người lao động, đào tạo và phát triển nhân sự, phúc lợi, đãi ngộ và giải quyết khủng hoảng nhân sự

Giới thiệu môn học

Chương I: TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC NHÂN SỰ
1. Tâm lý học
1.1. Khái niệm tâm lý, bản chất của hiện tượng tâm lý người
1.2. Khái niệm tâm lý học
1.3. Các hiện tượng tâm lý cá nhân cơ bản
1.3.1. Hoạt động nhận thức
1.3.2. Tình cảm
1.3.3. Ý chí

2. Tâm lý học nhân sự
2.1. Mối quan hệ giữa tâm lý học nhân sự với tâm lý học tổ chức và công nghiệp
2.2. Phạm vi ứng dụng của tâm lý học nhân sự trong doanh nghiệp
2.3. Lịch sử phát triển của tâm lý học nhân sự
2.4. Phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học nhân sự

Chương II: NHÓM VÀ TÂM LÝ NHÓM
1. Khái niệm
1.1. Đội
1.2. Nhóm
1.3. Tâm lý nhóm

2. Những hiện tượng tâm lý trong làm việc nhóm:
2.1. Cơ chế phòng vệ
2.2. Sự lây lan tâm lý
2.3. Xung đột cá tính
2.4. Áp lực nhóm

3. Kỹ năng quản lý mâu thuẫn trong nhóm
3.1. Nguồn gốc của mâu thuẫn
3.2. Được – mất của mâu thuẫn
3.3. Giải quyết xung đột trong nhóm
3.3.1. Truyền thông nội bộ
3.3.2. Phân định vai trò
3.3.3. Hệ thống thưởng - phạt
3.3.4. Triệt tiêu ngôi sao

Chương III: TÂM LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Những đặc điểm tâm lý cơ bản của người lao động
1.1. Nhu cầu
1.2. Động cơ làm việc
1.3. Khí chất
1.4. Tính cách
1.5. Năng lực
1.6. Cảm xúc và tâm trạng

2. Những đặc điểm tâm lý chung của người lao động Việt Nam hiện nay

Chương IV: BỘ PHẬN NHÂN SỰ VÀ NHÂN CÁCH NGƯỜI QUẢN LÝ NHÂN SỰ
1. Vị trí, chức năng của bộ phận nhân sự
2. Những phẩm chất và năng lực cần thiết của người quản lý nhân sự
3. Phong cách và uy tín của người quản lý nhân sự

Chương V: ỨNG DỤNG TÂM LÝ HỌC TRONG CÔNG TÁC NHÂN SỰ
1. Tuyển dụng nhân sự
2. Đào tạo nhân sự
3. Phát triển tài nguyên nhân sự
4. Giao việc
5. Đánh giá nhân sự
6. Khen thưởng- trách phạt nhân sự

7. Ứng dụng các học thuyết tâm lý gia tăng động lực làm việc cho nhân sự
7.1. Các học thuyết dựa trên nhu cầu
7.2. Các học thuyết dựa trên nội dung công việc
7.3. Các học thuyết dựa trên quá trình nhận thức
7.4. Các học thuyết hành vi

Trong các phần học trên thì có các phần in nghiêng là phần sát với Nhân sự nhất. Tuy nhiên nó lại ở trong một quyển sách mang tên: Organizational and Work Psychology: Topics in Applied Psychology của Rothman I. & CopperC. (2008). Thấy vậy, tôi liền cất công đi tìm bản gốc và bản dịch. Tiếc là tôi chưa tìm được bản dịch.

organizational and work psychology ebook

Ai muốn đọc tham khảo thì download tại đây nhé: Personnel Psychology Organizational and Work Psychology IanRothmann CaryCooper.pdf

Chapter 1: Introduction to organizational and work psychology

Section 1: Organizational psychology
Chapter 2: Individual differences and diversity management
Chapter 3: Motivation and satisfaction
Chapter 4: Group behaviour
Chapter 5: Communication
Chapter 6: Leadership

Section 2: Work psychology
Chapter 7: Human resource planning and job analysis
Chapter 8: Recruitment and selection
Chapter 9: Induction, training and development
Chapter 10: Compensation management
Chapter 11: Performance appraisal
Chapter 12: Career development

Section 3: Further aspects of organizational psychology
Chapter 13: Well-being and dysfunctional behaviour at work
Chapter 14: Organizational design, development and culture

Đọc mục lục của sách tôi thấy phần 1 có cái gì đó tương tự như giáo trình môn Hành vi tổ chức của trường ĐH KTQD. Tôi liên giở giáo trình ra và đúng như tôi cảm giác. Giáo trình cũng có tham khảo 1 quyển sách của Rothman I. & CopperC.

Thôi tôi đi ngủ đây. Hi vọng 1 ngày nào đó có bạn ở ĐH Hoa Sen cho tôi bản dịch của quyển sách này. Chứ mần tiếng Anh khổ lắm.

8 thoughts on “Tài liệu (ebook) Tâm lý học Nhân sự – Organizational and Work Psychology: Topics in Applied Psychology

  1. Bạn có thể reup link không ạ, link cũ không còn tải được nữa ạ. Cám ơn bạn

Trả lời Hằng Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *