Người lao động nên làm gì khi công ty giải thể như trường hợp Lingo

Vừa viết xong bài góp ý cho HR Lingo: Giết một công ty bằng cách lật úp bàn tay… truyện nhân sự Lingo - http://goo.gl/U78zvs, tôi được chị Lê Hương Giang hỏi: "Về phía người lao động khi rơi vào tình trạng cty kiểu ntn thì phải làm j hả a Hùng Cường?". Là người làm trong lĩnh vực nhân sự, tôi thấy mình cũng có đôi chút lời khuyên.

Giả sử một ngày, tôi là nhân viên bình thường trong Lingo được triệu tập đến phòng họp. Tôi ngơ ngác không biết gì. Chắc phải có biến cố gì lớn đây. Hay công ty công bố thưởng gì chăng. Ngồi trong phòng họp, tôi thấy không khí của ban lãnh đạo có vẻ căng thẳng. Sếp tổng vẫn chưa vào. Giờ họp cũng bắt đầu. Nhanh chóng, 2 giờ điên khùng diễn ra. Sau 2 giờ đó, tôi về chỗ, chấn tĩnh lại và bắt đầu hành động.

Đầu tiên tôi phải tra ngay xem BHXH của tôi được đóng đầy đủ không? ( Tra thông tin mình (người lao động) đóng Bảo Hiểm Xã Hội ở đâu ? - http://goo.gl/JeopPi )

Tra cứu thông tin đóng BHXH tại Hà Nội:
Link để tra cứu: http://goo.gl/mVliH9

Thể nào cũng thấy nhưng nếu không thấy thì phải lập tức hỏi nhân viên phụ trách mảng BHXH. Việc dở nhất ở đây là công ty đóng thiếu (nợ) BHXH. Nếu vậy, có khả năng cao là tôi sẽ không thể được chốt sổ BHXH ( Mọi người vui lòng đọc bài: Công ty nợ tiền BHXH, nhân viên có chốt được sổ không ?http://goo.gl/DGuucC để biết rõ hơn.)

Trường hợp công ty nợ BHXH xã hội thì đây là một tin xấu. Tôi phải yêu cầu phòng Nhân sự và lãnh đạo làm cách nào đó để đóng đủ số tiền này. Nếu không được phải yêu cầu Công đoàn can thiệp với cả cơ quan BHXH lẫn công ty để giải quyết được việc này. Việc chốt sổ còn ảnh hưởng đến việc hưởng BHTN nữa.

Công ty không chịu trả nợ BHXH thì tôi yêu cầu HR hỏi kỹ hơn với bên BHXH cho phép tôi được bỏ tiền túi ra để chốt sổ. Chỗ này khó và dường như tôi - người lao động sẽ chịu thiệt. Nhưng nếu không đành chịu, tôi còn thiệt thòi hơn.

Trường hợp công ty không nợ BHXH rõ tốt quá rồi. Tiếp đến là việc đòi quyền lợi của mình. Cụ thể là tiền trợ cấp mất việc. Tôi sẽ tìm ra khoảng thời gian công ty không đóng BHTN cho tôi. Tất nhiên là cũng bằng cách hỏi Kế toán và HR. Và xem bảng lương của tôi. Nếu có khoảng thời gian công ty không đóng BHTN như khoảng thời gian thử việc chả hạn, tôi yêu cầu HR báo lên lãnh đạo và có hướng xử lý trả cho tôi khoản đó. Nhìn vào thông báo của công ty thì tôi nghĩ chắc chả có hi vọng gì. Nhưng xem cái quyết định, tôi lại thấy có dòng: "Thực hiện thanh toán các nghĩa vụ theo thứ tự ưu tiên theo quy định của Luật doanh nghiệp" và tôi thấy có hi vọng. Tôi cứ yêu cầu và nói rắn về điều này.

Luật lao động đã yêu cầu rõi:

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

Yêu cầu nghĩa vụ lương xong, tôi quan tâm đến cái Quyết định cho thôi việc. Có quyết đinh này cùng với sổ BHXH thì mới được lấy trợ cấp thất nghiệp. Mà bên BHTN yêu cầu trong vòng 3 tháng phải đến trình báo. Vì thế tôi sẽ nhớ để nhắc HR.

ng lao dong nen lam gi

Rồi đến các hồ sơ của tôi lưu ở công ty. Tôi sẽ phải mang về. Nhất là các giấy tờ bản gốc. Trong giai đoạn khủng hoảng này, không nhanh lấy về thì có thể thất lạc. Lúc đó biết đâu mà tìm.

Cơ bản như thế đã. Làm việc với Nhân sự xong, tôi sang phòng kế toán để thanh toán nốt công nợ. Do chỗ này đang khủng hoảng nên tôi quan tâm nhiều đến vấn đề tiền nong mà công ty nợ tôi còn phía ngược lại. Nếu công ty hoàn thành các nghĩa vụ như ở trên thì tôi sẽ hoàn thành nốt các nghĩa vụ của mình.

Làm việc với kế toán xong, tôi quay lại chỗ ngồi của mình và tiếp tục xử lý nốt các công việc. Tôi đang nợ ai công việc gì, tôi sẽ cố làm nốt. Tôi thông báo với những đối tác của tôi về tình hình công ty một cách vắn tắt và hứa sẽ cùng các đối tác follow để hoàn thành nốt các công việc dang dở.

Song song với làm việc, tôi cố gắng nắm thông tin về việc kiểm kê tài sản. Backup các data, dữ liệu, công việc về máy cá nhân. Và tất nhiên tôi tìm kiếm công việc mới. ( Hướng dẫn cách và kinh nghiệm tìm kiếm việc làm hiệu quả và nhanh nhất - http://goo.gl/2z4NJI )

Cuối cùng, tôi cùng 256 anh em đàm phán: "dùng đến luật pháp Việt Nam để viện dẫn và những tiền lệ trên thị trường cho thấy công ty giải thể sẽ hỗ trợ nhân viên ít nhật là bao nhiêu". Càng nhiều càng tốt nhưng ít nhất phải được như tôi nói ở trên.

Đấy là tôi - đàn ông. Còn nếu tôi là đàn bà thì tôi phải lo thêm gì ? Chị em chắc phải lo thêm nhiều. Nếu chị em không thuộc diện thai sản gì thì không sao. Nhưng nếu ai đó mới đóng BHXH chưa đủ 6 tháng / năm mà đang có thai thì nên nhanh chóng yêu cầu chốt sổ BHXH và tìm một công ty nào đó đóng nhờ ngay. Đừng chờ đợi quyền lợi gì lớn hơn. Chỉ cần cái sổ BHXH để đóng nơi khác là đủ. Lưu ý rằng BHXH sẽ tín 6 tháng trong năm bắt đầu từ tháng sinh - 1 đến tháng đó năm trước. Ví dụ tháng 10 tôi sinh thì BH tính từ tháng 9 năm nay đến tháng 9 năm sau. Thực ra nếu tôi sinh vào trước ngày 15/10 mới bị tính thế. Còn sau ngày 15/10 thì BH tính vào tháng 10. Nhưng tôi cứ tính tháng 9 cho chắc. Chị em nên lưu ý.

Những chị em nào đang nghỉ đẻ và đã đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản thì nhanh chóng đến công ty để đòi khoản này. Anh em có vợ đang nghỉ đẻ cũng đòi luôn. Chứ để công ty giải thể thì khó đòi lắm. Vì thường khi chị em đẻ xong, hoàn thiện giấy tờ cho phòng Nhân sự. Phòng Nhân sự sẽ báo bên BHXH. Bên đó lấy giấy tờ và trả trợ cấp thai sản vào tài khoản công ty. Công ty lấy số đó để trả. Công ty chiếm dụng số tiền đó đến khi chị em đi làm mới trả.

Còn gì nữa không nhỉ? Chắc hết rồi. Ốm đau, tai nạn ... nếu đủ giấy tờ mọi người nên đến ngay phòng HR để lĩnh. Các anh chị em HR còn nhận lương đến hết tháng nên chắc họ làm nốt các thủ tục này cho mọi người.

2 thoughts on “Người lao động nên làm gì khi công ty giải thể như trường hợp Lingo

  1. Quoc Long Vu 06.09.2016 at 00:44 - Reply

    Thank anh Hùng Cường rất rất nhiều!

    Những bài viết của anh thực sự mang hàm lượng chất xám cao và rất “xương máu” cho những người lao động nói chung và những HR đi sau nói riêng. Em xin được bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc tới công sưu tầm và những ý kiến, nhận định của anh với tư cách là 01 HRer. Chúc anh luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiều công trình tuyệt vời hơn nữa.

    Trân trọng!

Trả lời Quoc Long Vu Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *