Tư vấn sa thải trong trường hợp nhân viên viết đơn xin nghỉ việc nhưng nghỉ trước ngày

Dear Anh Cường!

Hiện tại em làm tại phòng nhân sự 1 công ty Cổ phần mô hình công ty gia đình. Em xin được tư vấn vấn đề như sau:

Có nhân viên bên em làm việc tại phòng KCS. Nhân viên vào nhận việc từ tháng 08/2015, thời gian đào tạo nội bộ 02 tháng ( 08/2015 - 10/2015), sau đó ký HĐLĐ làm việc đến thời điểm hiện nay.

Thời điểm nhận việc công ty có cho NV này ký bản cam kết " GẮN BÓ VỚI CÔNG TY ÍT NHẤT LÀ 03 NĂM. NẾU ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ TRƯỚC THỜI GIAN CAM KẾT PHẢI BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐÀO TẠO THEO QUY ĐỊNH" - NV này đã đồng ý ký cam kết.

Tháng 01/07/2016 vừa rồi nhân viên này có đưa đơn xin nghỉ việc theo quy định là trước 30 ngày đối với HĐLĐ có thời hạn.

VẤN ĐỀ Ở ĐÂY:- P.Tổng Giám đốc sản xuất không đồng ý duyệt đơn cho nhân viên này nghỉ. ( Nhân viên này làm hết ngày 29.07.2016 và nghỉ không phép ngày 30.07.2016 - sau đó nghỉ việc luôn.
Còn bên phía Phó TGĐ nhất định không duyệt đơn và đang chờ đủ 5 ngày không phép để ra quyết định sa thải nhân viên tự ý bỏ việc. Công ty sẽ không thanh toán lương tháng 07.2016.
Việc Nhân viên này tự ý nghỉ việc đơn phương đã vi phạm cam kết và phải bồi thường chi phí đào tạo 2,5tr. - công ty có làm chứng chỉ đào tạo cho nhân viên nhưng không có chứng từ về khoản chi phí đào tạo này).

Em muốn Anh tư vấn giúp em quy trình sa thải trong trường hợp này như thế nào để hợp lệ.?????theo lệnh của P.TGĐ.

Còn nếu để không như vậy mà ko thanh toán lương thì công ty sẽ sai luật. Nhân viên này sẽ kiện lên Công đoàn tỉnh ạ.

Em mong nhận được tư vấn của anh sớm ạ.( công ty em trả lương ngày 15 hàng tháng)

Trân trọng cảm Anh nhiều ạ!

***

ky luat sa thai

Dear chị,

Tình huống của chị, Cường xin phép trả lời như sau:
- Nhân viên vào nhận việc từ tháng 08/2015
- Ký hợp đồng có thời hạn: (ngày kết thúc không có trong tình huống)

>> Để nghỉ đúng luật phải : Vui lòng tham khảo bài viết này: http://goo.gl/0GTqXG
+ Có đơn xin thôi việc
+ Đơn xin thôi việc phải có lý do hợp lý theo luật (Đọc thêm bài: Luật lao động giờ gần như cấm nhân viên nhảy việc theo cách chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật – update 2015 về lý do xin nghỉ việc - http://goo.gl/lQaN37 )
+ Báo trước 30 ngày
+ Làm đủ thời gian báo trước (30 ngày)

- P.Tổng Giám đốc sản xuất không đồng ý duyệt đơn cho nhân viên này nghỉ
>> nếu lý do đúng luật thì không đồng ý duyệt cũng phải ok.

- Tháng 01/07/2016 vừa rồi nhân viên này có đưa đơn xin nghỉ việc
- Nhân viên này làm hết ngày 29.07.2016 và nghỉ không phép ngày 30.07.2016 - sau đó nghỉ việc luôn

>> Giả xử lý do xin nghỉ việc ở trên là hợp lệ thì nhân viên này đã làm 29 ngày, 1 ngày vi phạm kỷ luật. Theo quan điểm của Cường thì nhân viên đã rơi vào trường hợp nghỉ việc trái luật (nếu không đi làm lại thêm 1 ngày). Nếu đi làm lại thêm 1 ngày, thì nhân viên sẽ quay về trường hợp nghỉ việc đúng luật. Trong thời gian này vi phạm kỷ luật (nghỉ không phép) 1 ngày. Cho nên sẽ trả lương 29 ngày.

- Còn bên phía Phó TGĐ nhất định không duyệt đơn và đang chờ đủ 5 ngày không phép để ra quyết định sa thải nhân viên tự ý bỏ việc. Công ty sẽ không thanh toán lương tháng 07.2016.
>> Đoạn này có 2 ý:
+ Ý 1: duyệt đơn hay không dựa trên lý do đúng luật hay không đúng ?
+ Ý 2: nhân viên nghỉ làm 1 ngày không xin phép (ngày cuối cùng trong hạn 30 ngày theo luật) nhưng công ty lại muốn chờ thêm đủ 5 ngày để kỷ luật sa thải. Việc này phụ thuộc vào ý 1. Nếu nghỉ việc đúng luật (tức là nhân viên đó đó lý do đúng, chỉ nghỉ 1 - 4 ngày rồi quay lại làm nốt và làm đúng 30 ngày) thì không thể kỷ luật nhưng sai luật (không đủ như C đã viết) thì ok có thể kỷ luật sa thải. Tuy nhiên kỷ luật sa thải thì phải có hội đồng, có biên bản, có người vi phạm và có quy trình chứ không thể chỉ ra 1 cái quyết định là xong. (Tham khảo quy trình kỷ luật sa thải ở đây: http://goo.gl/9628bE)

Ở ý này, lưu ý: nếu sa thải thì công ty sẽ thanh toán hết lương, các quyền lợi và nhân viên không phải chịu trách nhiệm gì ngoài trách nhiệm vật chất nếu phát sinh trong quá trình vi phạm. Đọc phần cuối cùng của bài Nghỉ việc (thôi việc) không đúng luật (không đúng lý do, không báo trước đủ số ngày) thì bị gì ? ( http://goo.gl/0GTqXG ), chị sẽ rõ. Trong luật có 3 trường hợp thôi , nghỉ việc:
– Đúng luật
– Không đúng luật
– Bị sa thải

Tóm lại khi nghỉ việc theo kiểu sa thải thì người lao động sẽ không được trợ cấp thôi việc theo HĐLĐ gần nhất ( Giờ bị sa thải, nghỉ việc không đúng luật là không được trợ cấp thôi việc theo HĐLĐ gần nhất - http://goo.gl/hA0pCW ) nhưng vẫn có bảo hiểm thất nghiệp. Còn nghỉ việc theo kiểu không đúng luật thì lại bị đủ thứ. 2 thứ đều là nghỉ việc chỉ khác 1 cái là thắng sa thải thì không có đơn xin nghỉ còn thằng không đúng luật thì có đơn xin nghỉ.

Nếu công ty để nhân viên nghỉ theo trường hợp không đúng luật thì nhân viên sẽ bị như bài: Nghỉ việc (thôi việc) không đúng luật (không đúng lý do, không báo trước đủ số ngày) thì bị gì ? ( http://goo.gl/0GTqXG ). Tức là bị:

1. Không được trợ cấp thôi việc
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
3. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
4. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động
5. Không được trợ cấp thất nghiệp ( Nghỉ việc (thôi việc) không đúng luật (không đúng lý do, không báo trước đủ số ngày) thì bị gì – update 2015? - http://goo.gl/TjTfHX )

- Thời gian đào tạo nội bộ 02 tháng ( 08/2015 - 10/2015)
- Công ty có làm chứng chỉ đào tạo cho nhân viên nhưng không có chứng từ về khoản chi phí đào tạo này
- Thời điểm nhận việc công ty có cho NV này ký bản cam kết " GẮN BÓ VỚI CÔNG TY ÍT NHẤT LÀ 03 NĂM. NẾU ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ TRƯỚC THỜI GIAN CAM KẾT PHẢI BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐÀO TẠO THEO QUY ĐỊNH" - NV này đã đồng ý ký cam kết.

>> Nhân viên sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo nếu nghỉ việc sai luật. Tuy nhiên chi phí đào tạo phải có hóa đơn chứng từ rõ ràng. Như trên chỉ là đào tạo nội bộ, chia sẻ kinh nghiệm. Cho nên sẽ rất khó đòi khoản này. Có thể nói là không khả thi.

- Công ty sẽ không thanh toán lương tháng 07.2016.
>> Điều này không được. Chắc chị đang muốn nói đến công ty sẽ phạt tiền đúng không chị. Chị vui lòng đọc bài này: Có được phạt tiền và giữ sổ BHXH khi người lao động tự ý nghỉ việc không ? ( http://goo.gl/I7HyxQ ). Khi người lao động đã cố tình nghỉ việc thì chả thể làm gì được người ta cả ngoài việc yêu cầu người ta chịu trách nhiệm vật chất. Mà cái yêu cầu chịu trách nhiệm vật chất không phải cái gì cũng bắt được. Và những cái đó phải quy định trong nội quy và được đăng ký với sở lao động.

-Em muốn Anh tư vấn giúp em quy trình sa thải trong trường hợp này như thế nào để hợp lệ.?
>> Tư vấn: Để thỏa mãn ý của sếp. Tốt nhất chị nên tư vấn cho sếp về việc đưa nhân viên vào thế nghỉ việc không đúng luật. Tổng tiền công ty có thể giữ lại là: 1 tháng - (nửa tháng tiền lương + 1 ngày nghỉ việc) = phải trả gần nửa tháng lương cho nhân viên. Chứ sa thải (nếu lý do nghỉ việc không đúng) thì họ chỉ mất trợ cấp thôi việc (vẫn phải trả tiền lương 29 ngày). Mà giờ hiếm người có trợ cấp thôi việc lắm.

Còn sếp vẫn nhất quyết muốn sa thải thì:
- Đầu tiên làm cái thông báo không đồng ý cho nghỉ việc vì lý do không đúng.
- Tiếp theo tiến hành xử lý kỷ luật như quy trình trong bài: Giám đốc Nhân sự bị sa thải trái quy định được bồi thường hơn 900 triệu đồng - http://goo.gl/9628bE

- Còn nếu để không như vậy mà ko thanh toán lương thì công ty sẽ sai luật. Nhân viên này sẽ kiện lên Công đoàn tỉnh ạ.
>> Kiện lên công đoàn tỉnh chưa phải là to mà kiện lên tòa án mới to. Quy trình kiện và tình huống thực tế, chị vui lòng đọc thêm ở đây: Xử lý tình huống công ty đuổi việc vô cớ – Nghỉ việc nửa ngày bị doanh nghiệp đuổi việc ( http://goo.gl/Hvcznx )

Chúc chị thành công!

Brgs
HC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *