Bêu tên ứng viên, nhân viên đã nghỉ việc, đúng hay sai ?

Hôm qua là ngày doanh nhân Việt Nam, nhưng đó không phải là điều tôi quan tâm mà chính là trận đấu bóng lúc 7 tối giữa Việt Nam và Thái Lan. Tôi ngóng mãi từ lúc Việt Nam thua Thái lần trước đến giờ. Để xem lần Việt Nam có gì thay đổi không. Lúc 6h tối, khi vợ đang chuẩn bị làm cơm, tôi liền bảo, thôi hôm nay chúng ta không làm cơ ở nhà nữa, sang nhà bà Ngoại ăn trực rồi tiện thể xem đá bóng luôn. Nhà bà ngoại của thằng Cu Tý con tôi có cái ti vi cứ gọi là khủng. Xem như vậy mới khí thế. 7 giờ, cả nhà ăn vội rồi ra xem bóng đá. Trước đấy, tôi đọc báo thấy nói Thái Lan rủ Việt Nam đá đôi công. Có vẻ như Việt Nam chấp nhận thì phải. Xem 2 đội nhập cuộc bình thường. Một lúc sau thấy Việt Nam bắt đầu đẩy bóng lên. Và rồi khoảng 30 phút sau, tuyển áo đỏ dính một trái. Nguyên nhân cũng là do hậu vệ bị hút bóng bỏ xót người.

Sang đến hiệp 2, sau khi nhìn bàn tiki taka trước khung thành Duy Mạnh thì tôi hiểu tuyển Việt Nam kém hẳn Thái Lan 1 bậc. Nó giống như đội bóng tuyển trường cấp 2 đấu với tuyển trường cấp 3. Tuyển Việt Nam thua cũng xứng đáng. Tôi không xem nữa và đi ngủ cho lành.

Sáng nay tôi thấy 1 vấn đề khá đặc biệt, đó là tôi bắt gặp 1 stt thế này của nhà tuyển dụng:

2 bạn này mặc dù đã ký hợp đồng làm việc với công ty mình nhưng lại phá vỡ hợp đồng.Thôi việc giữa chừng để tìm việc khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty.
Mặc dù công việc nào cũng có cái khó của nó nhưng nếu bạn đã có ý định nghỉ thì phải nói trước 1 tiếng để công ty sắp xếp và bàn giao công ty.Thật sự rất bức xúc với thái độ của các bạn.

Trước khi bình luận, tôi thấy có một vài ví dụ để các bạn cũng như anh chị tham khảo thêm:
+ Người sử dụng lao động bêu tên người lao động:
- TGĐ Eurowindow gửi công văn nói xấu nhân viên cũ: http://goo.gl/GNdsRw
- Ứng viên Phạm Hữu Văn chiếm đoạt tài sản công ty phỏng vấn: http://goo.gl/m3z5jB
+ Ngược lại, người lao động bêu tên công ty:
- Thư tố cáo Nhân sự ngân hàng Seabank: http://goo.gl/ennbxN
- Đơn khiếu kiện vi phạm hợp đồng lao động của NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN: http://goo.gl/yUedGt
- Công ty CP dược phẩm VN lừa đảo, ăn chặn, vắt chanh bỏ vỏ ?: http://goo.gl/xvW4oO

Rõ ràng, hiện tại đang tồn tại một cái gì đó bất thành văn giữa người sử dụng lao động mà đại diện là Nhân sự với Người lao động (nhân viên) rằng: "mày cứ nghỉ đi nếu không đối đãi tốt đẹp khi nghỉ thì tao sẽ bêu tên mày". Cả 2 đều thế. Người nghỉ việc thì nói xấu công ty khi bị cho nghỉ việc, bị đối xử không hay. Ngược lại, công ty thì cũng thế, nói xấu nhân viên khi họ tự ý nghỉ hoặc làm cái gì đó không tốt khi nghỉ. Mặc dù nhà nước và luật đã có quy định rõ đưa ra vài đơn vị trung gian giữa 2 bên: hòa giải viên, công đoàn, phòng lao động, tòa án nhưng một số người họ không thích qua trung gian rắc rối. Họ thích 1 cái gì đó giúp họ giải tỏa sự bực tức nhanh hơn. May thay, thời điểm này có người bạn tâm giao Facebook với câu hỏi quan tâm rất nổi tiếng : "hôm nay bạn nghĩ gì?". Thế là mọi người có chỗ xả. Việc này giúp ta xả bức xúc nhưng cũng có nhiều hệ lụy mặc dù phải có thực tế thì ta mới viết được như vậy. Ít ai lại đi ngồi không viết dăm ba điều bịa đặt hạ uy tín người khác.

Một trong những công việc của nhân sự vị trí tuyển dụng là kiểm tra lại thông tin ứng viên viết trong CV (bản tự thuật kinh nghiệm). Việc này giúp hạn chế các rủi ro không đáng có để rồi lúc cơm chẳng lành canh chẳng ngọt 2 bên còn biết đóng cửa bảo nhau. Biết vậy nhưng không phải lúc nào mây cũng bay về trời và chim bay về tổ. Do năng lực cũng như quan hệ hạn chế của nhân sự, việc kiểm tra không thể diễn ra liên tục và kỹ càng. Làm sao ta có thể hỏi thông tin về một nhân viên đã nghỉ việc ở công ty nào đó nếu ta không quen ai. Gọi điện thẳng cho phòng Nhân sự chưa chắc đã có được câu trả lời thật.

Việc kiểm tra lại ứng viên sẽ rất cần thiết với ứng viên cao cấp nhưng với ứng viên thấp hơn thì sẽ rất khó khăn. Số lượng lớn làm cho khối lượng công việc nhiều. Nếu "quay tay" chắc sẽ ngốn đơn vị thời gian làm việc rất lớn. Do đó nhu cầu cần có 1 công cụ để check thông tin ứng viên là có. Tạm gọi công cụ này là "bảng phong thần". Những cái tên được ghi vào blacklist sẽ làm công việc tuyển dụng dễ dàng hơn. Liệu có đơn vị nào dám bỏ tiền ra làm cái công cụ như thế này?

Quay trở lại việc bêu tên ở trên, việc cung cấp thông tin ra xã hội (thông tin thật) nhưng ảnh hưởng xấu đến người khác, liệu nó có trái luật ? Chúng ta sẽ không bàn việc bôi nhọ, thông tin sai sự thật ở đây. Tôi có tìm hiểu nhưng chưa thấy điều luật nào nói rằng cấm cung cấp thông tin đúng sự thật ra xã hội. Tuy nhiên nên cung cấp cho báo chí để họ xác minh làm rõ thông tin.

Theo mọi người thì việc bức xúc rồi nêu thông tin nhân viên vi phạm công khai như vậy thì có nên không ?

One thought on “Bêu tên ứng viên, nhân viên đã nghỉ việc, đúng hay sai ?

  1. Hằng Phương 08.11.2018 at 01:28 - Reply

    Mình vừa gặp một trường hợp cực kỳ khó chịu và đang nghĩ tới việc phải có một website như vậy. THậm chí là kín, và chỉ cấp quyền cho các nhà quản trị nhân sự đọc.
    Chứ không thể nào để cho những người thái độ kém họ ko biết sợ mà cứ đi hết chỗ này đến chỗ khác, họ nghĩ nghỉ việc là xong phủi tay, rồi đổ đủ thứ phê phán, trách nhiệm lên nhà tuyển dụng.

Trả lời Hằng Phương Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *