Những điểm mới của thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH

Bài viết này của thầy Lê Minh Trí share trên các group facebook nên tôi mạn phép thầy mang về share trên blog để mọi người cùng cập nhật thông tin. ( Bài gốc ở đây: facebook.com/groups/HTKK2iHTKK/permalink/403829143147766/ . Tôi lôi bài về blog cho mọi người đọc vì hôm trước có share bài với chủ đề: Nếu được trợ cấp thất nghiệp, tối đa người thất nghiệp được hưởng bao nhiêu ? (mới nhất 2015) ( http://goo.gl/Ddpd3z ). Trong bài tôi có nhắc đến thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp. Trong này tôi chỉ trích ra điểm tôi quan tâm là mức nhận hỗ trợ thất nghiệp tối đa là bao nhiêu và nên đóng ở mức bao nhiêu tiền. Sau đó tôi copy thêm các ví dụ vào bài viết. Mọi người nếu quan tâm sẽ tìm ra sự mới. Tuy nhiên là không phải ai cũng quan tâm và có thời gian đọc kỹ. Vì thế một bài viết để cập nhật cái mới là cần thiết.

À, nhờ đọc bài viết này tôi mới để ý kỹ là doanh nghiệp có thêm việc để làm: đó là báo tình hình biến động lao động cho trung tâm việc làm của quận. Và thế là tôi lại cập nhật thêm 1 cái mới vào cái quy trình các công việc nhân sự của tôi.

Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Thông tư này hướng dẫn về đối tượng bắt buộc tham gia BHTN, thời hạn tham gia, mức đóng, mức hưởng BHTN; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề và trách nhiệm thông báo tình hình biến động lao động

So với quy định cũ, Thông tư này có những điểm mới sau đây:

➡ Thời hạn nộp hồ sơ tham gia BHTN là trong vòng 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ có hiệu lực (khoản 1 Điều 3), thay vì trước đây là trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày giao kết HĐLĐ (khoản 2 Điều 7 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH)

➡ HĐLĐ từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng cũng bắt buộc tham gia BHTN, kể cả các HĐLĐ ký kết trước đó nhưng tính đến ngày 1/1/2015 còn hiệu lực ít nhất 3 tháng (khoản 3 Điều 3)

➡ Mức đóng BHTN tối đa kể từ 2015 cũng có thay đổi, 20 tháng lương tối thiểu vùng (Điều 4), thay vì trước đây là 20 tháng lương tối thiểu chung (khoản 2 Điều 8 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH)

➡ Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động được xác định như sau: (Điều 8)
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng= Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp X 60%

Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

➡ Bổ sung quy định khống chế mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng, tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng hoặc 05 lần mức lương cơ sở (nếu áp dụng chế độ lương Nhà nước) (điểm b khoản 1 Điều 8)

➡ Bổ sung trách nhiệm thông báo tình hình sử dụng lao động với Trung tâm dịch vụ việc làm. Theo đó, doanh nghiệp phải thông báo tình hình sử dụng lao động trong thời 30 ngày kể từ ngày thành lập. Riêng doanh nghiệp hoạt động trước 1/10/2015 phải thông báo trong 30 ngày kể từ ngày 1/10/2015. Ngoài ra, hằng tháng (nếu có tăng, giảm lao động) và khi phát sinh giảm ít nhất 50 lao động cũng phải thông báo (Điều 16)

➡ Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2015.
➡ Các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01/01/2015. Thay thế Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 và Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2013.

À, thông tư này còn có phụ lục gồm 38 biểu mẫu như sau:

1. Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm của người lao động thực hiện theo Mẫu số 01.
2. Phiếu giới thiệu việc làm cho người lao động thực hiện theo Mẫu số 02
3. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện theo Mẫu số 03.
4. Phiếu hẹn trả kết quả của trung tâm dịch vụ việc làm khi người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề được thực hiện theo Mẫu số 04.
5. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 05.
6. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 06.
7. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động đang bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 07.
8. Đề nghị của người lao động về việc không hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 08.
9. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 09.
10. Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 10.
11. Giấy giới thiệu của trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 11.
12. Thông báo của trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về việc thực hiện chấm dứt chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động thực hiện theo Mẫu số 12.
13. Đề nghị của trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động chuyển đến về việc tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 13.
14. Thông báo của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp với trung tâm dịch vụ việc làm về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 14.
15. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 15.
16. Thông báo về việc tìm việc làm hằng tháng của người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 16.
17. Đề nghị không thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo Mẫu số 17
18. Đề nghị hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 18.
19. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ học nghề đối với người lao động thực hiện theo Mẫu số 19.
20. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề đối với người lao động thực hiện theo Mẫu số 20.
21. Xác nhận của trung tâm dịch vụ việc làm về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 21.
22. Thông báo của trung tâm dịch vụ việc làm về việc người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 22.
23. Thông báo của người lao động với trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định thực hiện theo Mẫu số 23.
24. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện theo Mẫu số 24.
25. Biên bản bàn giao sổ bảo hiểm xã hội thực hiện theo Mẫu số 25.
26. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm của người sử dụng lao động thực hiện theo Mẫu số 26.
27. Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động thực hiện theo Mẫu số 27.
28. Thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 28.
29. Thông báo về tình hình biến động lao động của người sử dụng lao động thực hiện theo Mẫu số 29.
30. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng đầu năm, 01 năm thực hiện theo Mẫu số 30.
31. Trung tâm dịch vụ việc làm báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng thực hiện theo Mẫu số 31.
32. Trung tâm dịch vụ việc làm báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng đầu năm, 01 năm thực hiện theo Mẫu số 32.
33. Người sử dụng lao động báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp hằng năm thực hiện theo Mẫu số 33.
34. Quyết định thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 34.
35. Quyết định thu hồi tiền hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 35.
36. Quyết định thu hồi kinh phí hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Mẫu số 36.

Mọi người xem thông tư tại đây : http://goo.gl/y0PVmk
Và tải phụ lục ở đây: http://goo.gl/q5XRY5

7 thoughts on “Những điểm mới của thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH

  1. Phan Huyền 26.08.2015 at 16:58 - Reply

    Gửi anh Cường,
    Em có đọc bài viết và thấy bảng excel quy trình quản trị nhân sự của anh rất hữu ích. Vậy nếu được anh có thể cho em xin bản đầy đủ để tham khảo được không ạ? Em cám ơn anh nhiều.

  2. Nguyen thi huyen thao 14.01.2021 at 16:03 - Reply

    Cái mẫu biểu số 33 của phụ lục theo thông tư số 28/2015 doanh nghiệp có bắt buộc phải nộp không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *