Kế toán, nhân sự lưu ý khi làm 2 bảng lương cho năm 2016

Tin này muộn quá từ lúc Thuế ra công văn đến giờ. Nhưng biết còn hơn không. Mọi người lưu ý đọc công văn này: Công văn số Số: 768/TCT-TNCN - V/v Triển khai thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan BHXH và cơ quan thuế ( http://goo.gl/P5Ad3e ). Trong công văn này có cái lộ trình để nâng cấp phối hợp giữa BHXH và Thuế. Cụ thể:

Kế hoạch triển khai phần mềm - phối hợp online:
- Năm 2015: Cơ quan thuế Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH Việt Nam) xây dựng quy trình cấp, sử dụng mã số thuế trong việc quản lý thu thuế và thu các khoản BHXH bắt buộc đối với tất cả các tổ chức trả thu nhập tham gia BHXH (sau khi BHXH Việt Nam trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về việc sử dụng mã số thuế do cơ quan thuế cấp).
- Năm 2016: Phối hợp với BHXH Việt Nam thực hiện khảo sát hệ thống và cơ sở dữ liệu của BHXH Việt Nam để xây dựng Đề cương nâng cấp hệ thống đáp ứng kết nối, trao đổi thông tin tự động với BHXH Việt Nam và cấp mã số thuế cho đơn vị nộp BHXH. Triển khai nâng cấp hệ thống phần mềm.

Phối hợp offline - thực hiện hàng năm:
- Sau khi thuế lên kế hoạch thanh tra sẽ cung cấp danh sách công ty cho BHXH: Căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong năm đã được duyệt trong vòng 10 ngày cung cấp danh sách tổ chức trả thu nhập phải thanh tra, kiểm tra cho cơ quan BHXH Việt Nam.
- Khi tiến hành thanh tra, thuế sẽ tiến hành thanh tra cả mảng BHXH sau đó báo lại cho họ: Đưa nội dung trích, nộp BHXH của tổ chức trả thu nhập là một chỉ tiêu trong nội dung kiểm tra, thanh tra thuế. Cung cấp cho cơ quan BHXH Việt Nam tình hình trích, nộp BHXH của tổ chức trả thu nhập sau khi có kết luận thanh tra, kiểm tra thuế do Tổng cục Thuế thực hiện.

Như vậy, thuế bây giờ không chỉ thanh tra thuế mà còn cả BHXH nữa. >> Câu hỏi đặt ra là: Thuế đã thanh tra BHXH rồi thì BHXH có được thanh tra nữa không ? Tôi nghĩ chắc bây giờ đã đi thanh tra công ty nào thì họ sẽ đi cả đoàn.

Vậy là thôi hết lách thuế, lách BHXH : Một phần chi phí "Hợp lý" nay gọi là chi phí được trừ là tiền lương của nhân viên được kế toán sử dụng như một công cụ cứu cánh cho các khoản chi phí không có hóa đơn bằng cách nâng cao số tiền lương cho nhân viên. Trong khi đó công tác nhân sự, nộp BẢO HIỂM cho người lao động hầu hết lại sử dụng bảng lương tối thiểu để đóng BẢO HIỂM.

Sẽ thật sự nguy hiểm nếu có sự so sánh giữa 2 cơ quan, khi đó toàn bộ số tiền chênh lệch được KẾ TOÁN coi như khoản chi phí hợp lý "tiền lương" sẽ bị truy thu do lúc này khoản chi phí đó là BẤT HỢP LÝ, hoặc cơ quan BẢO HIỂM sẽ truy thu BẢO HIỂM.

7 thoughts on “Kế toán, nhân sự lưu ý khi làm 2 bảng lương cho năm 2016

  1. Trường hợp cty chỉ cung cấp 1 bảng lương duy nhất dựa trên lương cơ bản trong hđlđ thì số liệu thu nhập và số liệu BHXH khớp với nhau. Tuy thấy nhưng đúng pháp lý, vậy thuế làm sao bắt sai được (dù chắc rằng bảng lương mà họ cầm trên tay là chưa thật)
    Trường hợp kế toán trình 1 bảng khác, nhân sự trình 1 bảng khác thì mới có sự chênh lệch và xảy ra truy thu.
    Tôi nghĩ mục đích của Cv này là để giúp BHXH có cơ sở truy thu các doanh nghiệp không đóng hoặc còn nợ bhxh thôi, có thêm một chế tài nữa để ép DN tự giác như kiểu “trốn thuế” là bị tù vậy ! Sợ đi tù thì phải lo nộp thuế (BHXH)

    • Ý của bài là hiện tại có 2 cách lách:
      – Lách thuế bằng ghi lương cao
      – Lách BHXH bằng ghi lương thấp
      Doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 2 cách lách hoặc chọn cả 2. Khi thanh tra đến họ sẽ dùng bảng lương báo cáo thuế để so sánh với bảng lương đóng BHXH. Nếu trùng nhau thì ok. Nếu lệch thì xử lý.

      Mấu chốt ở chỗ thuế có dữ liệu BHXH hay không mà thôi!

  2. Vậy là ko còn cách nào nữa rồi. Vậy cho hỏi:

    Lương tgia bảo hiểm căn cứ trên hđ lao động đc kí kết, trong hđ có điều khoản ghi rõ.

    Lương thực nhận thì theo lương khoán sản lượng, đảm bảo ko thấp hơn tối thiểu vùng.

    Vậy khi thuế hoặc bảo hiểm kiểm tra có bị vi phạm ko?

  3. Còn một cách nữa cứ thẳng thật nhưng vẫn hiệu quả hiện nay (tính cho đến hết 12/2015) các công ty FDI vẫn hay làm.
    Một bảng lương duy nhất, HĐLĐ quy định lương cơ bản, bảo hiểm hiện đóng theo lương cơ bản, công ty cho làm thêm giờ, CBCNV được tăng lương thực nhận theo cách này.
    Tuy nhiên, theo quy định đóng BHXH từ tháng 1/2016, thì đóng BH tính trên toàn bộ lương + phụ cấp —> Các cty sẽ phải giảm làm thêm giờ, nhà nước thu thêm BHXH, CBCNV được lợi

  4. Đỗ Thu Phương 28.10.2015 at 14:27 - Reply

    Theo luật BHXH 2014 thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định pháp luật lao động.

    Theo nghị định 05/2015 1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

    a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

    b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

    c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

    2. Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.

    Từ trên có thể thấy rằng căn cứ tiền lương đóng BHXH là tiền lương và phụ cấp lương ghi trên HĐLĐ, từ 1/1/2018 khoản này bao gồm cả các khoản bổ sung khác.

    Còn tiền lương thực trả cho người lao động căn cứ vào tiền lương ghi trên HĐLĐ, khối lượng, chất lượng công việc đã thực hiện.

    Do đó, tiền lương đóng BHXH và tiền lương thực trả là khác nhau.

    Và bạn Thịnh nói ở các doanh nghiệp FDI từ 1.1.2016 phải giảm các khoản làm thêm giờ đi là chưa chính xác vì tiền làm thêm giờ không phải là một khoản phụ cấp, nên không bị tính BHXH.

  5. Pingback: Theo mọi người thì Thuế và BHXH đã liên thông với nhau chưa ? | Blog quản trị Nhân sự

Trả lời Trình Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *