Lưu ý khi lách luật Bảo hiểm xã hội

Mấy hôm trước BHXH Việt Nam có cái công văn với nội dung: V/v ngăn chặn tình trạng trục lợi chế độ thai sản. Tôi thấy đây là tin tức mọi người cũng nên đọc. Chuyện lách bảo hiểm xã hội để giúp ai đó thì làm Nhân sự hẳn ai cũng biết. Tuy nhiên HR biết thì BHXH họ cũng biết. Vậy họ sẽ làm gì ?

Dưới đây là những thứ họ có thể làm:
- BHXH tỉnh cần chủ động, thường xuyên phối hợp với các cơ quan có liên quan như: Thanh tra tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế... để tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành.
- Lưu ý kiểm tra xem doanh nghiệp đăng ký đóng BHXH:
+ thực tế có hoạt động hay không,
+ doanh nghiệp đăng ký bất thường như:
1. Tăng mức đóng cao cho một số lao động nữ (kể cả trường hợp đăng ký đóng với số tiền hợp lý);
2. báo giảm lao động khi đóng BHXH bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên để chốt sổ BHXH,
3. kiểm tra các trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ, ủy quyền nhận chế độ thai sản, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, uốn nắn những sai sót trong công tác quản lý và thực hiện chính sách BHXH,
+ nếu phát hiện có hiện tượng đăng ký đóng BHXH bắt buộc nhưng thực tế không làm việc không hưởng tiền lương, tiền công tại đơn vị thì không giải quyết hưởng chế độ thai sản;
+ đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền của địa phương tiến hành thanh tra và kết luận xử lý vi phạm, đề nghị truy tố trước pháp luật những vụ vi phạm điển hình.

Đây chính là phần hướng dẫn trong Công văn số 2578/BHXH-CSXH ngày 14 tháng 07 năm 2015 BHXH Việt Nam : V/v ngăn chặn tình trạng trục lợi chế độ thai sản ( http://adf.ly/1LkSH2 ). Ngoài ra BHXH còn có mấy cái công văn hướng dẫn để bắt bài lách luật của các HR và người lao động. Các công văn đó bao gồm:
- Công văn số 2388/BHXH-CSXH ngày 27/6/2013 của BHXH Việt Nam :Về việc tăng cường công tác quản lý nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng hưởng chế độ ốm đau, thai sản, BHXH một lần ( http://adf.ly/1LkSPW ).
- Công văn 609/BHXH - CSXH ngày 13/02/2012 về cấp, quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH ( http://adf.ly/1LkSXL );
- Công văn 1019/BHXH - CSXH ngày 23/03/2012 về ngăn chặn tình trạng trục lợi chế độ thai sản ( http://adf.ly/1LkSfi );
- Công văn 2648/BHXH - CSXH ngày 09/05/2012 về kiểm tra, rà soát sổ BHXH trước khi hưởng các chế độ BHXH ( http://adf.ly/1LkSpl ).


Mọi người cố gắng đọc qua các công văn này để nhỡ đâu còn biết cách liệu cơm gắp mắm.

3 thoughts on “Lưu ý khi lách luật Bảo hiểm xã hội

  1. Chào anh.
    Phiền anh giúp tôi vấn đề này.
    Tôi nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động từ phía công ty, thời gian chấm dứt từ ngày 26/05/2016 công ty sẽ cắt mọi chế độ và không đóng bảo hiểm từ ngày đó. Ngày dự sinh của tôi là 2/9/2016 (sau khi out khỏi công ty hơn 3 tháng) 3 tháng này tôi sẽ không tham gia đóng bảo hiểm. Vậy anh cho tôi hỏi sau khi sinh tôi có được nhận trợ cấp 6 tháng thai sản không ạ?
    Cảm ơn anh rất nhiều.

    • Hi chị,

      Chị đang trong thời gian thai sản nên Công ty không có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với chị trừ khi chị viết đơn xin thôi việc hoặc hết hạn hợp đồng. Còn về việc có được hưởng trợ cấp thai sản không phải dựa trên điều kiện: từ lúc sinh đến 12 tháng trở về trước chị có đóng đủ 6 tháng không ? Do chị sinh trong vòng 15 ngày đầu tháng nên sẽ đếm ngược từ tháng 8 > 7 > 6 > 5 > … >8/2015. Trong 12 tháng này nếu chị đóng đủ 6 tháng thì sẽ được BH.

      Quay lại trường hợp ở trên, chị nên trao đổi với công ty về việc được để lại BH ở công ty, tự đóng bảo hiểm và nhờ họ lấy hộ tiền BH cho mình. Nếu không thân thiết nên có tờ giấy làm chứng để đề phòng bị lấy mất tiền BH.

      Brgs
      HC

Trả lời ngocanh Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *