Tiêu chí tuyển dụng nhân sự cao cấp của Khổng Minh – “thất đức”

Hôm trước đi offline tuyển dụng tháng 4 với nội dung "Ứng dụng tâm lý và các công cụ đánh giá con người", tôi thấy diễn giả Nhất có nói về tiêu chí tuyển dụng nhân sự cấp cao của Khổng Minh. Tôi thấy cũng tò mò nhưng chưa có điều kiện tìm hiểu. Mãi cho đến hôm nay...

Anh chị em và các bạn có ai quan tâm thì đọc qua nhé.

1. “Vấn chi dĩ thị phi nhi quan kỳ Chí” : Nghĩa là hỏi họ về điều phải lẽ trái để xem xét chí hướng của họ. Muốn trọng dụng một người, trước tiên phải biết được ý chí, lập trường của người ấy ra sao. Nếu như đối phương lẫn lộn giữa điều phải lẽ trái hoặc mơ hồ giữa cái đúng cái sai, lập lờ trắng đen thì quyết không thể giao phó trọng trách. Bởi lẽ con người này không vững vàng, không kiên định về lập trường, dễ đổi trắng thay đen và dễ phản trắc.

2. “Cùng chi dĩ từ biện nhi quan kỳ Biến”: Nghĩa là đưa ra nhiều câu hỏi, lý lẽ dồn họ vào thế đường cùng để xem khả năng ứng biến đối phó với các tình huống của họ. “Biến” ở đây là chỉ khả năng ứng phó, năng động. Khi chọn người, Gia Cát Lượng thường dồn dập đưa ra những lý lẽ, những tình huống để dồn họ vào thế đường cùng, thế bí nhằm xem xét khả năng đối phó, ứng biến của đối phương.

3. “Tư chi dĩ kế mưu nhi quan kỳ Thức”: Nghĩa là dùng mưu kế của mình để tham khảo những mưu kế, sách lược của đối phương, thông qua đó có thể đánh giá những kiến thức của đối phương.

4. “Cáo chi dĩ nan nhi quan kỳ Dũng”: Nghĩa là đặt ra những tình huống gian nguy, khó khăn để đánh giá sự dũng cảm của đối phương, nhất là đối với những tướng cầm quân ngoài mặt trận. Thời cổ đại, hai tiêu chuẩn rất quan trọng đối với tướng lĩnh là “Trung, Dũng”, tức là trung thành và dũng cảm. Người Trung Quốc xưa có câu “Hiệp lộ tương phùng dũng giả thắng”, nghĩa là hai đối thủ gặp nhau trên con đường độc đạo, người dũng cảm sẽ chiến thắng.

5. “Túy chi dĩ tửu nhi quan kỳ Tính”: Gia Cát Lượng cho đối phương uống rượu say để đánh giá tính tình, thực tâm của họ. Rượu là chất kích thích, khi bị say thì vỏ đại não bị tê dại, con người khi ấy bị mất lý tính, không còn ý thức được những hành vi của mình. Nên lời nói của họ không chút giấu giếm mà rất thực lòng. Từ đó Gia Cát Lượng đánh giá đúng thực chất tâm tính của đối phương.

6. “Lâm chi dĩ lợi nhi quan kỳ Liêm”: Nghĩa là dành cho họ nhiều tiền tài, bổng lộc, thậm chí hứa giao cho trọng trách để đánh giá sự liêm khiết hay lòng tham lam của họ. Bản tính của con người thường có máu tham, hám lợi, tham tiền, nhất là những người làm quan và giữ trọng trách lớn. Gia Cát Lượng cho rằng, một người liêm khiết thường có những đặc điểm như: Trung thành vô hạn, Làm việc liêm khiết vô tư, Thấu hiểu nỗi khổ của dân chúng, Chú trọng tiết kiệm, Không hám giàu sang, không mê tửu sắc, Tự khép mình vào kỉ luật.

7. “Kỳ chi dĩ sự nhi quan kỳ Tín”: Tức là giao việc cho họ để xem lời họ hứa so với thực tế làm việc ra sao, từ đó đánh giá chữ “Tín” của họ. Gia Cát Lượng cho rằng: “Ngôn nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”, tức là một người chỉ biết nói suông không đi đôi với việc làm, là người không có chữ tín.

Một số trường hợp sai lầm của Khổng Minh khi tuyển dụng:
Mã Tốc: vi phạm tiêu chí thứ 7 - “Kỳ chi dĩ sự nhi quan kỳ Tín”. Tức Mã Tốc không có điều thứ 7.
Nguỵ Diên: vi phạm tiêu chí 1- “Vấn chi dĩ thị phi nhi quan kỳ Chí”. Tức Ngụy Diên không có điều thứ 1.

Đọc chơi cho vui. Ai quan tâm thì thử áp dụng xem sao.

4 thoughts on “Tiêu chí tuyển dụng nhân sự cao cấp của Khổng Minh – “thất đức”

  1. PHẠM ĐÌNH THỌ 27.09.2015 at 20:30 - Reply

    Mình đang quan tâm tới đĩa CD mà bạn bán có gì phản hồi và cho mình thông tin nhé

    • Dear anh,

      Cám ơn anh đã quan tâm và ủng hộ Cường trong nỗ lực duy trì các công cụ miễn phí cho cộng đồng. Về các tài liệu HR, Cường thực lòng vẫn muốn anh cân nhắc kỹ về nhu cầu của mình. Để biết thêm các tài liệu, anh vui lòng click vào link này: http://kinhcan.net/hrform
      Tùy vào bài toán thực tế doanh nghiệp, sẽ có tương ứng những bộ tài liệu để giải. Không biết bài toán của anh là gì vậy ạ?
      Brgs
      HC

  2. Rất hay đó là lý do vì sao Trung Quốc có lịch sử hơn 5000 năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị tuy khoảng 100 200 năm nay gần như quên mất luân lý giáo dục từ đời xưa . nếu áp dụng được trong đời sống bằng văn hóa giáo dục TQ từ ngàn đời thì sẽ lãnh đạo ko chỉ đất nước mà còn cứu cả thế giới trong thế kỉ 21 . Thế kỉ mà quá coi trọng đồng tiến mà quên mất luân lý đạo đức khiến xã hội ngày càng suy bại . Kinh tế có phát triển nhưng chỉ là bề ngoài , nhưng sẽ suy rất nhanh , lòng người tha hóa .

Trả lời PHẠM ĐÌNH THỌ Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *