Nguồn gốc của mô hình ASK (KAS) ?

Dạo này Cường hay được mọi người hỏi câu hỏi này: "Em chào a Cường. Em đang làm luận văn về đề tài mô hình năng lực làm việc cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên em không biết mô hình năng lực ASK của tác giả nào. Anh có thể cho em đường dẫn hoặc tài liệu thêm để tìm hiểu kỹ hơn về mô hình này được không? E cảm ơn anh rất nhiều ạ" trong bài viết: http://blognhansu.net/2012/03/04/mo-hinh-ask-hay-ksa-la-gi

Điều này chứng tỏ quản trị nhân sự hiện đại đang đi vào đời sống học thuật. Đây là điểm đáng vui mừng. Có nhiều người còn hỏi "sao anh không công bố thành đề tài để em có thể dẫn chứng ?" và cả "Em chào anh Cường, cho em hỏi tên tác giả và năm có mô hình này với. em đang làm đề tài liên quan mà em không tìm thấy nguồn.Mong anh giúp đỡ em ạ. Em cảm ơn anh.".

Câu trả lời của tôi đó là: "nó có phải của tôi đâu mà tôi giữ". Vậy nguồn gốc của mô hình ASK này xuất phát từ đâu ?

Thực ra trong bài viết này tôi đã trả lời rồi: http://blognhansu.net/2010/09/07/dinh-nghia-nang-luc-trong-qua-trinh-xay-dung-tu-dien-nang-luc/ . Do mọi người hỏi nên tôi diễn giải lại để dễ hiểu hơn.

ASK xuất phát từ khái niệm "năng lực" và "năng lực nghề nghiệp":

Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao”.

Năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, bao giờ người ta cũng nói đến năng lực cũng thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó như năng lực toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động chính trị của hoạt động chính trị, năng lực giảng dạy của hoạt động giảng dạy… . Như vậy có thể định nghĩa năng lực nghề nghiệp như sau: “Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những thuộc tính tâm, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Nếu không có sự tương ứng này thì con người không thể theo đuổi nghề được”

Ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nhưng tựu trung lại theo tác giả Mạc Văn Trang thì năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố sau ( ):
+ Tri thức chuyên môn
+ Kỹ năng hành nghề
+ Thái độ đối với nghề
>> Đây chính là ASK

Có thể nói ở Việt Nam thì khái niệm ASK xuất hiện sớm nhất ở thời điểm này. Mãi đến bây giờ nó mới thịnh hành. Về tài liệu tham khảo và năm xuất hiện thì các bạn xem thêm:

Tài liệu tham khảo
1. Phạm Tất Dong, Giúp bạn chon nghề, Nxb Giáo dục, H 1989, trang 72.
2. Mạc Văn Trang, Thử đề xuất một quan niệm về nhân cách trong cơ chế thị trường, Tạp chí Tâm lý học số (8/2000)
3. A.G.Côvaliốp, Tâm lý học cá nhân, Nxb giáo dục, H. 1971, tr90

Vậy là rõ các câu trả lời rồi các bạn sinh viên nhé.

5 thoughts on “Nguồn gốc của mô hình ASK (KAS) ?

  1. Pingback: Đừng nhầm lẫn giữa Thái độ làm việc với Thái độ nghề nghiệp [Review sự kiện Nhân sự của SME Hospital] | Blog quản trị Nhân sự

Trả lời Huy Vo Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *