Người làm nghề nhân sự phải như thế nào ?

Bài viết thứ 2 về tổng quan nghề nhân sự. Như ở bài trước chúng ta đã thống nhất với nhau rằng: nghề nhân sự là làm tất cả mọi việc để công ty làm việc tốt và nhân viên thì làm việc hiệu quả hơn. Nhân sự như một chất vữa đề gắn kết các phòng ban. Công việc của nhân sự chia làm 2 nhóm: công việc vật lý + dự án nhân sự và mọi việc đều gắn với vòng đời của nhân viên. Nếu như vậy, thì ở bài này chúng ta sẽ đi và trả lời câu hỏi: người làm nghề nhân sự là như thế nào ?

Có nhiều người nói rằng: làm nhân sự giống như làm dâu trăm họ. Điều này đúng, có trăm thứ công việc nhân sự phải làm. Rồi thì cái gì cũng đổ vào đầu nhân sự. Sếp lớn sai, sếp nhỏ sai, sếp nhỏ nhỏ cũng sai. Nhưng tôi thì quan điểm nhân sự phải giống như là 1 chuyên gia tư vấn. Tức là làm thế nào đó để sếp lớn vào hỏi nên như thế nào? sếp bé cũng ghé qua hỏi thăm, anh em cũng tâm sự. Như vậy mới là nhân sự. Nhiều người phân cấp nhân sự ra làm nhiều bậc. Tôi thì nghĩ chỉ cần 2 là đủ: làm dâu trăm họ hoặc cao hơn là tư vấn nhân sự.

Nếu cảm thấy mình như làm dâu trăm họ thì có vẻ như anh chị đang làm công việc nhân sự thiên về hướng hành chính và thực thi hơn.

Làm nhân sự thì cũng giống như nghề khác có sướng có khổ. Nói về khổ trước thì là: khổ như Tấm (Hr) nhặt thóc cho mẹ Cám (sếp). Là một công ty bé thì thông tin về nhân sự có thể ít. Nhưng đã ở một công ty lớn tầm hơn 100 người trở nên thì thông tin nhân sự là một data lớn. Và nghề nhân sự sẽ phải trả lời những câu hỏi đột xuất như: tính cho anh đến năm 2015 có bao nhiêu người sẽ về hưu ? chả hạn. Nhân sự sẽ phải xây dựng một loạt các trường dữ liệu lớn, các file báo cáo tự động để làm sao trong vòng 5 phút là phải ra 1 cái báo cáo cho sếp rồi. Nếu có thêm thông tin tư vấn thì càng tốt.

Khổ ở chỗ : trên đe dưới búa. Nhân sự luôn phải đứng giữa 2 bên : người sử dụng lao động và người lao động. Giới chủ và giới làm công. Đôi khi có những sự việc mà Nhân sự phải mắc kẹt. Ví dụ như sếp bắt phải đuổi 1 ai đó. Trong khi việc đó chưa đến mức phải đuổi chả hạn. Nhân sự phải làm theo lệnh mà lại phải dung hòa với những yêu cầu của các anh em khác.

Tuy nhiên, khổ vậy nhưng cũng có chỗ sướng. Sướng vì làm ở phòng nhân sự thì bạn có một sức mạnh mềm. Bạn làm ở cái phòng nắm giữ các thông tin liên quan đến miếng cơm manh áo của người khác thì tất nhiên không ít thì nhiều người ta cũng phải nể bạn ít nhiều. Khi ở trogng phòng nhân sự, bạn được tiếp xúc với các sếp thường xuyên. Và việc ảnh hưởng ít nhiều đến họn là có thể xảy ra. Hãy thử tưởng tượng xem khi sếp hỏi ý kiến về một ai đó và bạn tư vấn : cậu ý có vấn đề về mức độ cam kết. Nhân sự được phép cảm tính. Và câu nhận xét hay tư vấn đó có thể đã làm hỏng sự thăng tiến của ai đó.

Sướng còn ở chỗ được liên hoan với mọi người. Nếu quan điểm của chúng ta như ở bài trước, nhân sự như là một chất vữa thì phòng nhân sự sẽ có mối liên hệ với tất cả các phòng ban. Phòng nào rồi cũng phải làm việc với tổ chức hành chính nhân sự. Khi có một phần thưởng nào đó, hay khi phòng liên hoan, nhân sự thường hay được mời tham dự. Đây cũng là lý do tại sao phòng nhân sự nên có ít nhất 1 nam.

Không những thế, sướng còn ở chỗ là nhân viên phòng nhân sự thì hay được làm việc với sếp. Bình thường một nhân viên nào đó khi vào phòng tổng giám đốc thì ít nhiều sẽ có áp lực. Nhưng nhân sự thì điều đó là bình thường vì tuần sẽ có đôi lần phải gặp sếp. Nhân sự không vào phòng sếp thì sếp lại vào phòng nhân sự. Đôi khi sếp vào chỉ để hỏi: tình hình nhân sự hôm nay thế nào ?

Chúng ta chuyển tiếp tới phần cảm giác của nghề nhân sự khi mới vào: Tất nhiên đầu tiên là tò mò. Có rất nhiều bạn tò mò nghề nhân sự là gì. Nhiều bạn không học đúng chuyên ngành nhưng cũng cố tìm cách để thực tập cho bằng được với một câu: em thích nghề nhân sự. Thích hay không thì chỉ cần sau 1 - 2 tháng là biết.

Tiếp là nguy hiểm, căng thẳng, ướt át, vui vẻ, tự hào rồi lại tò mò.

Có một số người cho rằng nhân sự là ổn định làm hành chính. Nếu cho rằng quan điểm như vậy thì họ lại quay lại bài toán làm dâu trăm họ rồi.

... còn tiếp

7 thoughts on “Người làm nghề nhân sự phải như thế nào ?

  1. Em rất tò mò về “lương + kiến thức + đầu tư” của nghề Nhân sự. Dù rằng ngành học và công việc hiện tại không phải bên nhân sự. Nhưng em rất tò mò muốn biết, nhân sự sống được và giàu được bằng cách nào? ^_^

    Rất ngóng chờ các bài viết của anh Hung Cuong.

  2. Nguyễn Thị Hiền 12.02.2015 at 10:51 - Reply

    Ngày nào cũng đọc những bài viết của anh, đọc đi đọc lại vẫn thấy chưa lĩnh hội được hết. Cảm ơn Anh KC nhiều lắm ạ ^^

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *