Tác động ngược của chính sách thời gian làm việc linh hoạt là gì ?

Nếu thực sự quan tâm tới nhân sự và quan tâm tới quản trị thì hẳn đâu đó ta đã tiếp xúc đến thuật ngữ MBO (quản trị theo mục tiêu) và chính sách làm việc linh hoạt. Các nhân viên trẻ thì ai cũng thích phải làm việc linh hoạt, làm ở nhà cũng được. Ai cũng chắc như đinh đóng cột là sẽ hoàn thành tốt công việc. Rồi thì một số công ty cũng áp dụng như thế. Ví dụ như FPT chả hạn. Họ có thể đến lúc 9h cũng được miễn sao làm được việc.

Đúng là MBO và làm việc linh hoạt rất có ích. Nhưng thực tế nó chỉ có ích đối với một số trường hợp và công ty mà thôi. Tôi để ý thấy và đã tiếp xúc với ít nhất 1 giám đốc xác nhận rằng MBO chưa chắc đã tốt. Nhất là với SALE. Anh ý kể, trước khi gặp tôi 1 thời gian đã từng áp dụng chính sách làm việc linh hoạt đối với đội sale. Không cần biết sale làm gì và đi đâu chỉ cần biết là cuối tháng mang về doanh số. Không thì nghỉ làm. Cứ tưởng áp dụng thế là ngon. Ai ngờ cuối tháng số lượng người cứ rụng dần. Và sau đó anh ý quyết định thay đổi. Các sale phải điểm danh trước và sau khi làm vì đơn giản là muốn đi đầu thì đi nhưng phải xuất phát từ công ty. Áp chỉ số công việc từng ngày như gọi bao nhiêu cuộc điện thoại, gặp bao nhiêu khách hàng . Việc áp dụng chế độ quản lý hành chính đó tuy khắt khe nhưng anh giám đốc lại thấy nó hiệu quả hơn. Ít nhất thì anh ý biết nhân viên của anh ý đang làm gì và làm như thế nào.

Vậy đó, đôi khi tác động ngược của MBO và làm việc linh hoạt chính là làm giảm hiệu quả làm việc. Nguyên do:
1. Cá nhân thường không thể tự kiểm soát được thời gian làm việc: Bình thường khi đến công ty, nhân viên thường mất 30 phút - 1 tiếng đồng hồ để khởi động trước khi làm việc. Chính sách làm việc linh hoạt sẽ tạo điều kiện cho nhân viên ỳ hơn khi cố ngủ thêm 1 chú, cố làm việc này việc kia thêm 1 tý.

2. Không có môi trường kích thích làm việc: Khi làm việc linh hoạt thì người ta tự cho mình cái quyền thích làm việc ở đâu thì làm và ở đó họ thích làm gì cũng được không ai kiểm soát. Điều đó đồng nghĩa họ có thể bị mất tập trung và nhiệm vụ chính. Thay vào đó họ sẽ làm những công việc khác, thú vui khác.

3. Không kiểm soát được tiến độ công việc: Do không thể tự kiểm soát được thời gian và không có môi trường kích thích làm viện nên nhân viên thường dẫn tới việc không kiểm soát được tiến độ làm việc. Sếp không biết được anh em làm tới đâu để thúc. Và rất khỏ để kiểm tra khi người đó không ở công ty và việc thì nhiều. Khi sếp nhớ ra thì lại không hỏi được.

Vậy đó, với chủ đề này có lẽ chúng ta sẽ còn phải giải quyết khá nhiều câu hỏi như:
- Nếu nói vậy thì quy mô công ty như thế nào thì dùng MBO và chế độ làm việc linh hoạt được?
- Vị trí nào nên áp dụng chính sách đó và vị trí nào thì không ?

Câu hỏi 2 dễ trả lời hơn :
Áp dụng giờ hành chính: nhân viên ngân hàng, nhân viên làm ở bộ phận hành chính và nhân sự, nhân viên lễ tân, kế toán, kiểm toán, trợ lý kinh doanh... Công việc hành chính văn phòng thường xoay quanh việc tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu và các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc vận hành của công ty

Áp dụng linh hoạt thời gian: phóng viên, biên tập viên website, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên thiết kế...

Câu hỏi 1 thì tôi đúng là cần thời gian để nghiên cứu thêm. Trường hợp thực tế thì tôi mới chỉ thấy có mỗi FPT. Và họ vẫn phát triển tốt chứng tỏ chính sách đó ok.

Cuối cùng , theo tôi nếu có áp dụng thì phải áp dụng phối hợp giữa kiểm soát hành chính, chế độ báo cáo và MBO. Tiếc là rất khó để có một bộ 3 hoàn hảo như thế. Giả sử khi áp dụng chế độ thời gian làm việc linh hoạt như sau: nhân viên có thể đến công ty + - 1 tiếng, tức là đến sau 7h và trước 9h. Sau đó nhân viên phải trả lại công ty -. + 1 tiếng tức là về trong khoảng thời gian từ 5h - 7h tối. Chính sách này có vẻ sẽ được nhiều người ủng hộ. Nhưng phân tích sâu hơn sẽ thấy:

Nhân viên 9h đến công ty, + 30 - 60 phút chuẩn bị làm việc tức là 9h30 - 10h mới làm việc : lúc đó là gần trưa. Ngồi thêm 1 tí là ăn trưa. Đến tầm chiều 5h là các nơi tan sở, nhân viên vẫn ở lại đến 7h. Vậy từ 5h - 7h tối thì nhân viên làm gì ? Tất nhiên là làm hết công việc của mình. Nhưng thực tế là họ có làm hết công việc hay để lại hôm sau làm là 1 vấn đề. Không ai kiểm soát cái đó. Rất khó khăn.

Như thế là cần thêm cái MBO. Mà lúc này kết quả công việc lại phải giao đến từng ngày. Nhân sự và các sếp sẽ phải cân đo đong đếm xem mỗi người mỗi ngày phải làm bao nhiêu là đủ. Thế cũng được, ít nhất thì nhân sự cũng có việc để làm. :) Còn sếp thì phải đau đầu vì suốt ngày phải nghĩ giao bao nhiêu cho nhân viên để nó làm hết trong vòng 8h đây nhỉ. Công ty có nhiều việc thì quả là ok. Công ty mà ít việc khổ thân sếp.

4 thoughts on “Tác động ngược của chính sách thời gian làm việc linh hoạt là gì ?

  1. Bùi Thanh Hương 12.04.2014 at 08:47 - Reply

    Cám ơn chia sẻ của anh KC, Đúng thật là Hương cũng có những cảm nhận như anh vậy. Cty Hương hiện tại cũng chưa có 1 hệ thống nào là chuẩn, và công việc có cảm giác là rất giản đơn đối với người tác nghiệp, còn những cái khó đều 1 câu “muốn cụ thể thì cứ hỏi sếp”.. Khổ thân cho sếp anh nhỉ???? sếp chỉ toàn giao những công việc rất là lặt vặt chủ yếu là sếp ko đủ thời gian làm những việc ấy, nên khi Hương hỏi đến mục tiêu của mọi người, đa số là không có mục tiêu. haizzzzz Với những hoàn cảnh đau đầu này thì mình phải làm gì cho tốt anh nhỉ?

  2. Cám ơn chia sẻ của anh KC! Theo em được biết thì ngoài FPT cũng có 1 công ty áp dụng chính sách làm việc linh hoạt. Đây là công ty KMS Technology. Công ty áp dụng cũng hơn 5 năm rồi và hiện cũng đang thực hiện tốt chính sách.

  3. Một số các Ngân hàng đã và đang áp dụng linh hoạt thời gian.
    Bắt đầu từ 7h30 – 9h miễn là đủ 8h/ ngày.
    Nhưng mình nghĩ mức độ hiệu quả chưa cao, vì không đồng bộ. Có lẽ bộ phận support nên để 2 ca : 8h và 9h; còn bộ phận sale thì để 4 ca như trên.

  4. Pingback: Làm việc 4 ngày/tuần, tôi đã áp dụng thử và cảm giác thất bại!!! | Blog quản trị Nhân sự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *