Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ và nhân sự

Từ lâu lắm rồi, cách đây phải 3 năm tôi từng có bài viết bàn về nho giáo và nhân sự. Bài viết từ lâu những vẫn có khá nhiều người đọc. Vì vậy tôi đọc lại. Đọc và thấy rằng mình vẫn còn thiếu. Thiếu nhiều thứ, kể cả trích dẫn. Ở bài viết cũ tôi có bình luận: "“Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” là 4 bước trong 8 bước để thực hiện 3 cương lĩnh của Nho giáo. 3 cương lĩnh bao gồm : “Minh minh đức, Tân dân, Chỉ ư chí thiện”. Tạm không giải nghĩa 3 cương lĩnh này, chúng ta đi tiếp tới về sau đó là: Làm gì để thực hiện hay thực thi được 3 cương lĩnh này ? . Đó chính là thực hiện 8 bước: “Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. "

Và tôi có chép lại chương 9, chương 10 (tổng là 11 chương) của phần Đại Học. Giờ tôi lại tiếp tục chép lại các chương còn lại. Để biết thêm về bài viết trước, anh chị em vui lòng click vào link :Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ – Muốn làm được điều này nên biết về Nhân sự

Chương 1: THÁNH KINH
1. "Đạo học lớn cốt để biết phát huy đức sáng đức tốt đẹp của con người; đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện; khiến mọi người đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất. Có hiểu được phải đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất thì mới kiên định chí hướng. Chí hướng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh. Tâm yên tĩnh rồi, lòng mới ổn định. Lòng ổn định rồi, suy nghĩ sự việc mới có thể chu toàn. Suy nghĩ sự việc chu toàn rồi, mới có thể xử lý, giải quyết công việc được thỏa đáng.

Vạn vật đều có đầu có đuôi, có gốc có ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và kết thúc. Biết làm cái gì trước cái gì sau, tức là đã tiếp cận với nguyên tắc của đạo rồi."

>> Đây là đoạn đầu tiên cũng là đoạn nói về: 3 cương lĩnh bao gồm : “Minh minh đức, Tân dân, Chỉ ư chí thiện”

2.“Thời cổ đại, phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ (bình thiên hạ), trước hết phải lãnh đạo tốt nước mình, bang mình (trị quốc).
Muốn lãnh đạo tốt nước mình, bang mình, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình (tề gia).
Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, trước hết phải tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình (tu thân).
Muốn tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình, trước hết phải làm cho tâm tư của mình ngay thẳng (chính tâm), đoan chính.
Muốn cho tâm tư của mình ngay thẳng, đoan chính, trước hết phải có ý nghĩ thành thật. (thành ý)
Muốn có ý nghĩ thành thật, trước hết phải có nhận thức đúng đắn. (trí tri).
Mà con đường nhận thức đúng đắn chính là nghiên cứu đến nơi đến chốn, lĩnh hội được cái nguyên lý của sự vật (cách vật)”

>> Đây là đoạn thứ 2 nói về: 8 bước: “Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ

3. Có lĩnh hội được nguyên lý của sự vật, nhận thức mới đúng đắn, ý nghĩ mới thành thực. Ý nghĩ thành thực, tâm tư mới ngay thẳng. Tâm tư ngay thẳng, phẩm đức bản thân mới tu dưỡng tốt. Phẩm đức bản thân tu dưỡng tốt, mới chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc của mình. Chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, mới lãnh đạo tốt nước mình. Lãnh đạo tốt nước mình, thiên hạ mới được thái bình (mới bình được thiên hạ).

4. Từ vua thiên tử đến người bình dân, ai ai cũng phải lấy tu dưỡng phẩm đức làm gốc.

Một cây, cái gốc đã mục nát rồi, mà cái ngọn còn tốt tươi là điều không thể có. Xem nhẹ cái căn bản đáng phải xem trọng, coi trọng cái chi tiết vốn là thứ yếu, xưa nay chưa từng có bao giờ.

Chương 2: KHANG CÁO

Sách Chu Thư có câu: "Có thể phát huy được tính tốt của mọi người"
Sách Thượng Thư có câu: " Nên nghĩ đến những tính tốt mà trời đã ban cho mọi người"
Sách Ngu Thư có câu: "Có thể phát huy được đại đức"

Ba lời ấy đều muốn nói mọi người phải tự mình phát huy đức sáng của mình.

Chương 3: BÀN MINH, chương 4: BANG KỲ, chương 5: THÍNH TỤNG

Từ chương 2 đến chương 5 là 4 chương nói về Minh minh đức, Tân dân, Chỉ ư chí thiện. Đại khái là thế. Tôi không hiểu lắm. Khi nào tôi hiểu tôi sẽ chép tiếp.

Chương 6: TRI BẢN

Muốn có nhận thức đúng đắn thì cốt lõi ở chỗ "cách vật trí tri", tức là nghiên cứu để hiểu rõ lý tận cùng của sự vật. Muốn có nhận thức đúng đắn đối với bất kỳ sự vật nào, phải tiếp xúc với sự vật để nghiên cứu kỹ cả bên ngoài lẫn bên trong của sự vật, bản chất của sự vật, điều kiện khách quan, chủ quan của sự vật phát sinh, phát triển, tồn tại và diệt vong.

Nói chung, trí tuệ con người rất cao siêu, không có ai không có năng lực nhận biết, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi, còn vạn vật trong thiên hạ không có cái nào không bao hàm cái lý của nó. Chỉ vì chúng ta đối với sự vật, chưa nghiên cứu hết điều tận cùng, cho nên nhận thức chưa được đầy đủ đó thôi.

Cho nên, khi tiếp xúc với bất cứ sự vật gì trong thiên hạ, phải căn cứ vào cái lý mình đã nhận thức được sự vật đó, để tiếp tục nghiên cứ cái lý tận cùng của sự vật, để đạt đến đỉnh điểm của nhận thức.

Nếu chúng ta bỏ đúng công sức, kiên trì như vậy, thì sẽ có một ngày ta thông hiểu hết cái sâu kín bên trong lẫn cái hiển hiện bên ngoài của sự vật, từ tinh vi đến thô thiển, không có chỗ nào mà không biết được một cách cặn ké. Đến lúc đó, nhận thức của chúng ta về tổng thể, về khái quát, về vận dụng cụ thể sẽ không có chỗ nào không rõ. Đây gọi là "cách vật trí tri", tức là nhờ phân tích mổ xẻ nên đã hiểu hết lý tận cùng của sự vật. Như vậy gọi là đạt đỉnh điểm về nhận thức.

Chương 7: THÀNH Ý
1. >> Ví dụ chép từ 1 quyển sách nào đấy.
2. >> Ví dụ chép từ 1 quyển sách nào đấy.
3. >> Ví dụ chép từ 1 quyển sách nào đấy.
4. Tài sản có thể làm đẹp nhà cửa. Đức hạnh có thể làm đẹp bản thân. Tâm tư quảng đại thì cử chỉ, thái độ thong dong, thoải mái. Cho nên, người quân tử lúc nào cũng phải làm cho ý niệm của mình được thành thật.

Chương 8: CHÍNH TÂM TU THÂN
1. Nếu muốn tu dưỡng phẩm cách đạo đức, trước hết phải giữ cho lòng mình ngay thẳng. Đạo lý ở chỗ nào ?

Nếu như mình tức giận, thì lòng mình không thể ngay thẳng được.
Nếu như mình lo sợ, thì lòng mình không thể giữ ngay thẳng được.
Nếu như mình quá vui vẻ, thích thúc, thì lòng mình không thể giữ ngay thẳng được.
Nếu như mình lo lắng, buồn phiền, thì lòng mình không thể giữ ngay thẳng được.

2. Một khi lòng mình chẳng được ngay thẳng thì có nhìn cũng không thấy, có nghe cũng không hay, có ăn gì cũng không biết mùi vị.

Đạo lý tu dưỡng phẩm đức trước hết cân phải giữ lòng mình ngay thẳng là như vậy.

Chương 9: TỀ GIA; chương 10: TRỊ QUỐC >> xem thêm ở bài trước

Chương 11: HIỆT CỦ (Chương này có vẻ như nói khái quát về việc làm thế nào để thiên hạ được bình yên)
1. "Bình thiên hạ ở chỗ trị nước mình" có nghĩa là muốn thiên hạ thái bình thì phải lãnh đạo tốt đất nước mình.

Nếu người trên có hiếu với cha mẹ, thì trong nhân dân nhất định dấy lên một tập quán, phong tục hiếu kính cha mẹ.

Nếu người trên tô trọng bậc huynh trưởng, thì trong nhân dân nhất định dấy lên một phong tục, tập quán tông tọng anh em.

Nếu bề trên thật lòng thương xót kẻ côi cút cô đơn góa bụa, thì nhân dân cũng thương xót kẻ côi cút cô đơn góa bụa. Vì vậy người quân tử phải nắm vững đạo "moi theo khuôn phép" này.

2. Ghét những điều không tốt mà người trên đối với mình, thì mình đừng lấy điều đó đối xử với cấp dưới.
Ghét những cách làm không tốt của cấp dưới đối với mình, thì mình cũng đừng dùng những cách đó để đối xử với cấp trên.
Ghét những việc làm không tốt của người trước đối với mình, thì mình cũng đừng đem những việc đó đối xử với người sau mình.
Ghét những việc làm không tốt của người sau đối với mình, thì mình cũng đừng đem những việc đó đối xử với người trước mình.
Ghét những việc làm không tốt của người bên trái đối với mình, thì mình cũng đừng đem những việc đó đối xử với người bên phải mình.
Ghét những việc làm không tốt của người bên phải đối với mình, thì mình cũng đừng đem những việc đó đối xử với người bên trái mình.

Đấy gọi là đạo "noi theo khuôn phép".

3.>> Ví dụ chép từ 1 quyển sách nào đấy.
4.>> Ví dụ chép từ 1 quyển sách nào đấy.
5.>> Ví dụ chép từ 1 quyển sách nào đấy.
6.>> Ví dụ chép từ 1 quyển sách nào đấy.

7. Đức là gốc, tài sản là ngọn. Nếu như bỏ gốc mà lấy ngọn, thì sẽ cùng tranh lợi với dân, cướp bóc dân. Vì thế, nếu chỉ lo góp nhặt tài sản thì dân chúng sẽ xa rời ngay; biết phân phát tài sản thì dân chúng sẽ quy thuận ngay. Nếu ở trên phản lại lòng dân, chỉ biết phát ra những mệnh lệnh trái lẽ, thì dân chúng sẽ đối xử lại bằng những điều trái nghịch. Nếu ở trên phản lại lòng dân, chỉ lo tích tụ tài sản châu báu ngọc ngà, thì dân chúng sẽ đỗi xử lại bằng hành động bội nghịch, khiến cho tài sản của vua ngày một khánh kiệt.

8.>> Ví dụ chép từ 1 quyển sách nào đấy.
9.>> Ví dụ chép từ 1 quyển sách nào đấy.
10.>> Ví dụ chép từ 1 quyển sách nào đấy.
11;12;13;14 >> Do mấy cái này dài quá nên hẹn cả nhà vào một dịp khác. Nó chủ yếu là những ví dụ, lời nói, câu văn chép lại của các sách khác. Kiểu như sưu tầm của sưu tầm ý mà. Hoặc như kiểu sách này có câu gì đó hoặc ông A đã từng nói.

Vậy là hết 11 chương của phần Đại học. Nếu như bạn đã cất công đọc được đến dòng này thì tôi nghĩ bạn là người thực muốn tìm hiểu về Nho giáo thật. Và đúng là bạn muốn tìm hiểu từ gốc đến ngọn. Bạn nên tìm quyển Tứ thư để đọc và tự ngộ lấy những điều phù hợp với bản thân.

Những người làm nhân sự, nhất là những nhà quản trị nhân sự, theo tôi nên tìm hiểu về những điều trên. Tìm hiểu để biết rằng làm nhân sự là giải quyết những việc liên quan đến con người. Mà để giải quyết những sự việc liên quan đến con người thì phải có tư tưởng "cách vật, trí tri, chính tâm". Liệu khi đưa ra, kiến nghị một chính sách, bạn đã thực sự nghiên cứu kỹ và thấu đáo mọi vấn đề chưa ?

4 thoughts on “Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ và nhân sự

  1. Haiz. Thế là em phải tìm đọc Luận ngữ và Tứ thư rồi a Kính cận ạ. vì em trót đọc hết 3 bài của anh về Pháp trị, nhân trị…Lúc học cấp 3 mới chỉ đc thầy truyền giảng về tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Học đại học đc tiếp cận Pháp trị. Và giờ thì đc a Kính cận truyền về nhân trị+…=> Trót thích rồi lại đi mua sách thôi. Tks anh Kính cận! (Thảo nào kính anh dày thế)

Trả lời nhã Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *