Chú ý viết lý do xin nghỉ việc cẩn thận kẻo mắc oan

Đầu năm nghiên cứu lại luật lao động thấy có cái này hay hay muốn share cho mọi người. Khi viết đơn xin nghỉ việc, mọi người phải cẩn thận viết cái lý do xin nghỉ nhé. Vì bây giờ các công ty hay ký hợp đồng có thời hạn với nhân viên. Mà người lao động ký hợp đồng kiểu này thì chỉ được phép xin nghỉ việc (đơn phương chấm dứt hợp đồng) với 7 lý do. Ngoài ra thì đều không được chấp nhận:

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Mỗi lý do đều phải có bằng chứng. Tốt nhất nên viết là: "vì hoàn cảnh gia đình và bản thân gặp khó khăn không thể tiếp tục hợp đồng lao động". Ghi chung chung như vậy là ổn nhất. Đừng cố ghi chi tiết như là: nhà xa, con nhỏ ... để rồi lại luận ra là không đúng luật. Nhiều người không biết cái nho nhỏ này, cứ viết đơn xong rồi thì tiếp tục chờ số ngày phù hợp theo luật và nghỉ luôn.

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn; ít nhất 3 ngày làm việc nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Nhưng khi nghỉ rồi công ty lại quy cho tội nghỉ việc trái luật. Và thế là không được quyền lợi gì. Mà khi đã nghỉ việc không đúng luật sẽ phải chịu thi hành như Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1.
2.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi phí đào tạo;
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Vậy đó, chỉ 1 chi tiết rất nhỏ là lý do xin nghỉ mà mọi người sẽ ăn đủ. Tất nhiên khi bạn đã ký hợp đồng không xác định thời hạn thì không cần quan tâm tới bài viết này.

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1.
2.
3. Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Với hợp đồng không xác định thời hạn thì lý do gì chả được miễn là cứ báo trước 45 ngày.

Cuối cùng, 1 lưu ý dành cho các Nhân sự: Anh chị em nên
1. Ký hợp đồng xác định có thời hạn với tất cả cho đến khi không thể ký được xác định nữa thì thôi.
2. Làm hợp đồng đào tạo nghề khi đào tạo bất cứ ai.

Ở đây sẽ xuất hiện 1 câu hỏi: "làm thế nào để bắt nhân viên vẫn phải trả chi phí đào tạo cho dù họ nghỉ việc đúng luật ?". Có một cách lách ... Đố mọi người biết là gì đấy ? :D.

33 thoughts on “Chú ý viết lý do xin nghỉ việc cẩn thận kẻo mắc oan

  1. “Cuối cùng, 1 lưu ý dành cho các Nhân sự: Anh chị em nên
    1. Ký hợp đồng xác định có thời hạn với tất cả cho đến khi không thể ký được xác định nữa thì thôi.
    2. Làm hợp đồng đào tạo nghề khi đào tạo bất cứ ai.

    Ở đây sẽ xuất hiện 1 câu hỏi: “làm thế nào để bắt nhân viên vẫn phải trả chi phí đào tạo cho dù họ nghỉ việc đúng luật ?”. Có một cách lách … Đố mọi người biết là gì đấy ?

    – Ác vừa thôi. Giống như tìm cách moi tiền của nhân viên.

  2. “Cuối cùng, 1 lưu ý dành cho các Nhân sự: Anh chị em nên
    1. Ký hợp đồng xác định có thời hạn với tất cả cho đến khi không thể ký được xác định nữa thì thôi.
    2. Làm hợp đồng đào tạo nghề khi đào tạo bất cứ ai.

    Ở đây sẽ xuất hiện 1 câu hỏi: “làm thế nào để bắt nhân viên vẫn phải trả chi phí đào tạo cho dù họ nghỉ việc đúng luật ?”. Có một cách lách … Đố mọi người biết là gì đấy ?

    – là bắt ký BON 10 năm ^^

    • Ký cam kết sau đào tạo là chính xác nhưng thời hạn cần quy định cụ thể trong quy định đào tạo Công ty nhé. Thời hạn cũng cần được xây dựng hợp lý chứ cho đi học tốn 1 triệu đồng chi phí mà bắt người lao động làm việc 5-10 năm => họ đền ngay cho đở lằn nhằn.

  3. HR or Anti personnel? 09.01.2014 at 22:13 - Reply

    Lưu ý là bạn làm nhân sự, vì nhân viên, vì con người. Bạn viết thế này ko thấy xấu hổ à?

    • bạn này nói mới đúng 1 phần, làm Nhân sự là giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động và đúng quy định của Luật và Nội quy Công ty, k phải là làm tôi tớ của người lao động

    • bạn này nói mới đúng 1 phần, làm Nhân sự là giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động và đúng quy định của Luật và Nội quy Công ty, k phải là làm tôi tớ của người lao động

      • Bạn trả lời đúng trong giai đoạn này. Nhưng cách suy nghĩ không mang tầm vĩ mô và có phần ít kỷ đấy. Một khi nhân quyền thay đổi, xã hội dân sự phát triển thì đừng hòng ép công nhân bằng cái thứ “Công lý chỉ là diễn viên hài” ấy nhé. Ký tên: CN Luật !

  4. Làm Nhân sự, về mặt lý thuyết là quan tâm đến nhân viên. Tuy nhiên phải biết tận cùng mục đích của một Công ty thuê Nhân sự là làm gì?

    Đưa ra các biện pháp để khai thác tối đa giá trị của Nhân viên và giảm tối thiểu chi phí nhân lực hoặc chọn lọc bộ máy nhân viên tinh gọn nhất có thể.

    Một Nhân sự, bạn chỉ có thể chọn bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng lao động hoặc trung lập, thế thôi.

    • tận dụng nguồn lực và ràng buộc pháp lý, nếu nói nhân sự là để bảo vệ quyền lợi cho nhân viên cũng không đúng vì phần này có bộ phận công đoàn phụ trách, 1 công ty thuê nhân sự là để sử dụng nguồn lực đó chứ k phải để trưng bày

  5. thương trần 12.01.2014 at 09:18 - Reply

    em vẫn là sinh viên nên em cũng biết sao nữa chỉ là em đưa ra ý kiến của mình thôi. Nhưng điều kiện này đã được quy định trong luật cũ rồi ạ không phải luật mới thay đổi như thế đâu ạ. Nếu như bây giờ mới biết hình như có hơi muộn đấy ạ hì đừng quăng gạch đá vào em nhé có thể mọi người không để ý và em thì may mắn khi được học ở đh lao động xã hội nơi mà bọn em được đào tạo rất bài bản và chi tiết ạ!

  6. Ở đây sẽ xuất hiện 1 câu hỏi: “làm thế nào để bắt nhân viên vẫn phải trả chi phí đào tạo cho dù họ nghỉ việc đúng luật ?”. Có một cách lách … Đố mọi người biết là gì đấy ?
    theo em là: theo điều 37 đoạn: “… nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.” Thông thường mọi người khi muốn nghỉ việc sẽ thông báo rất sát ngày nghỉ chứ không ai lại báo trước 45 ngày cả. Nên mình dựa vào lý do này và ….!

  7. anh chị cho hỏi, 30, 45 ngày là ngày làm việc – working day (5 ngày/ tuần) hay ngày theo lịch ( 7 ngày / 1 tuần) ?

    • Câu hỏi hay :) Đây cũng là 1 điểm để các HR lách luật. Tùy vào từng nơi sẽ hiểu là ngày làm việc hoặc ngày trong tháng bạn ạ.

      • Luong Nguyen 27.03.2014 at 15:35 - Reply

        Kể từ khi thực hiện bộ Luật 2012, chỗ nào Luật quy định là ngày làm việc thì đã ghi cụ thể, còn ko ghi thì là ngày theo lịch nhé ! Không phải lách ở chỗ này !

  8. Le Thanh Thuy 17.01.2014 at 11:53 - Reply

    có thông tư quy định rất rõ là thông báo trước 4/30/45 ngày làm việc. Tuy nhiên tùy từng doanh nghiệp thực hành ngày làm việc hay ngày theo lịch. Nhưng nếu đem ra pháp luật thì sẽ là “ngày làm việc”.

  9. Tiêu đề của bài, nội dung của bài viết đã thể hiện là HR này quan tâm tới người lao động (Nhân viên) chứ ko phải là chỉ biết bảo vệ cty, do đó, ai nói bạn này “Ác” là chỉ đọc câu cuối mà chưa hiểu “ý”. Lách, ko phải là xấu, Lách để tạo sự công bằng. Anh được đào tạo, cty bỏ chi phí, thời gian … nên dù anh nghỉ đúng pháp luật thì anh cũng nên bồi hòan chi phí đào tạo.
    1 like cho Hùng Cường

  10. Mình thấy bạn viết bài này cũng khá hay, nếu bạn không hiểu luật chơi của bên HR, thì bạn là người lao động sẽ luôn bị động. Thanks so much.^^

  11. Luật Lao động năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006 đến 2007 đã có nhắc đến quy định như trong bài viết của Hùng Cường (như vậy nội dung này có từ Luật LĐ sửa đổi bổ sung 2007 không phải là điểm mới của lần sửa đổi năm 2012) nhưng không phải người làm nhân sự ai cũng biết và người lao động càng ít người biết hơn. Có rất nhiều người bị nhầm lẫn cứ nộp đơn và chờ hết 30 ngày làm việc là có quyền nghỉ. Họ có quyền nghỉ nếu Công ty đồng ý (thuộc về thỏa thuận) còn nếu không thì chịu.

  12. Tự dưng thấy buồn quá, người việt nam mình luôn tìm cách tiết kiệm chi phí vào những nơi thiếu tình người nhất. Buồn!
    Mình làm nhân sự dịch vụ thì có đến 90% khách hàng chủ là việt nam hỏi mình về các cách tìm cách giảm quyền lợi người lao động, Trong khi doanh nghiệp châu âu, có NLD mới vào lương 7tr tháng sau cho vèo lên 20tr không cần câu nệ, không cần tăng định kỳ, ko cần lộ trình. Nói chủ nghĩa tư bản bóc lột nhưng thực tế thì sao, Ôi thương thay, người chúng ta bóc lột lẫn nhau. Người lao động dù sao, họ cống hiến vào thời điểm sức khỏe dồi dào, trí tuệ nhất của đời người..

  13. mình đã từng đi làm công nhân rất vất vả, mọi người có biết rằng những người đi làm thường xác định làm việc lâu dài, nếu ko vì lí do khách quan thì có mấy người gấp gáp xin nghỉ đâu. Hơn nữa NLD cũng phải làm việc vất vả, lương thì bạc, luật thì ko biết, biết là phải làm đúng luật nhưng vẫn thấy thương, mình là mình cứ lách cho các bác ý, tiền của cty á, bọn to nó xơi mới là phí

  14. Nhân viên VP 18.03.2014 at 15:56 - Reply

    Mình thấy bài này hay và ý nghĩa, tuy nhiên đa số thường là thỏa thuận xin nghỉ và cũng dễ dàng được chấp nhận.
    Tuy nhiên các bác được đào tạo chuyên sâu thì cần nghiên cứu kỹ nhé vì các bác là mục tiêu của các đơn vị đi săn đầu người
    @@

  15. hii Có bạn hỏi 30 ngày làm việc hay là ngày thông thường. Thông báo luôn để các bạn biết từ ngày 05/06 theo thông báo 647 BLĐTBXH thông tư 21/2003 trước đây hướng dẫn về 30 ngày hay 45 ngày là ngày làm việc đã chinh thức hết han. Nên từ nay chỉ còn 30 ngày dương lịch thôi nhé

  16. “Ở đây sẽ xuất hiện 1 câu hỏi: “làm thế nào để bắt nhân viên vẫn phải trả chi phí đào tạo cho dù họ nghỉ việc đúng luật ?”. Có một cách lách … Đố mọi người biết là gì đấy ?”
    => Trong hợp đồng đào tạo, hai bên (cty và người lao động) thỏa thuận chi tiết về thời hạn làm việc sau khi kết thúc chương trình đào tạo. Theo đó, nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn cam kết làm việc được thỏa thuận trong hợp đồng đào tạo, người lao động sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo. Mức bồi thường như thế nào thì tùy vào quy định của mỗi công ty.

  17. Thanh Nguyen 02.01.2015 at 11:27 - Reply

    Bạn Phuong nói rất có lý, quan trọng là nội dung thỏa thuận khi cử đi đào tạo và thời hạn cam kết đã được thỏa thuận sau thời gian đào tạo. Có nhiều Công ty thì chia theo tỷ lệ : Tổng số chi phí đào tạo/tổng thời gian cam kết làm việc sau đào tạo, khi thời gian nhân viên làm việc không đủ thời hạn như cam kết trong hợp đồng đào tạo thì phải bồi hoàn theo chi phí đào tạo còn lại.

    Cảm ơn Anh Hùng Cường về đề tài rất hay.

  18. Có một điều em còn thắc mắc là khi mình viết đơn xin nghỉ việc vơi lý do như trên thì có yêu cầu phải nộp giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn hay không vậy? Hay chỉ cần viết lý do và báo trước 30 ngày là không phạm luật?
    Thanks.

    • Em đã lên nhân sự cty hỏi và đc câu trả lời là với lý do như vậy, em phải đưa ra được bằng chứng là hoàn cảnh khó khăn gì. VD như bố mẹ già đau ốm thì phải có giấy tờ xác nhận của bệnh viện, xác nhận nhà neo đơn không có ai chăm sóc. Còn nếu trường hợp chuyển về quê làm việc thì không được chấp nhận và vẫn bị trừ nửa tháng lương.
      An chị có cách nào giúp em lấy được nửa tháng lương này không?
      Đúng là quá thiệt thòi cho người lao động.

  19. Anh chị ơi cho em hỏi một chút. Em nộp đơn xin nghỉ việc ngày 5/5, trong đó ghi là em muốn nghỉ từ ngày 5/6, nhưng do đọc ko kĩ luật nên trong đơn em chỉ ghi chung chung chứ ko ghi lí do nào đúng theo luật cả. Công ty cũng chỉ nhận đơn của em chứ ko có xác nhận gì lên đó hết. Vậy em có bị coi là xin nghỉ việc sai luật ko ạ? (hình như có…) Bây giờ do chỗ làm mới hối gấp quá, em muốn nghỉ luôn từ ngày 25/5, nhưng công ty cũ ko chịu. Bây giờ em tự ý nghỉ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm nghỉ việc sai luật và trước thời hạn đúng ko ạ? (nửa tháng lương tháng 5 + lương của thời gian nghỉ ko báo trc là từ ngày 25/5 đến 5/6 (trừ T7 CN ko làm việc và ngày phép còn lại của năm?)) (nhưng họ vẫn phải trả cho em lương những ngày em đã làm?). Còn nữa, tháng lương đc tính bắt đầu từ ngày nào ạ? Chỗ em trả lương ngày 22, vậy là tính từ 22 tháng trước hay mùng 1 tháng này? Ngoài ra các khoản như tháng lương thứ 13 + phụ cấp 1 tháng lương tiền quần áo (theo hđ), em có đc hưởng nữa ko ạ? Em cảm ơn nhiều! Lần đầu nghỉ việc nên chẳng biết gì, nghiên cứu ko kĩ nên sơ suất nhiều quá. Họ còn dọa kiện em nếu em nhất quyết đi, nếu em bồi thường tiền theo đúng luật thì họ ko có quyền kiện đúng ko ạ? (chắc họ chẳng kiện đâu nhưng em hỏi cho chắc đặng còn nói cứng…)

  20. các mem cho mình hỏi vấn đề này với: công ty mình hiện nay có rất nhiều lao động đang ký HĐLĐ không xác định thời hạn làm đơn xin đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lý do: hoàn cảnh khó khăn, suy giảm sức khoẻ và có báo trước nhưng không phải là 45 ngày làm việc. Đến ngày đề trong đơn không nghỉ luôn mà vẫn tiếp tục làm việc cho đến khi có QĐ nghỉ việc. Như vậy có đúng luật không và có phải trả trợ cấp thôi việc không. Tuy nhiên hiện nay Công ty mình có một số ý kiến trái chiều rằng: theo Điều 37 Bộ Luật LĐ thì những lý do của các LĐ này là vi phạm vì: tôi vẫn bố trí được công việc, còn nếu suy giảm sức khoẻ thì sẽ bố trí công việc khác, còn nếu không thì sẽ cho đi giám định để nghir hưu trước tuổi. Nếu không chấp thuận vì vẫn cho đơn phương chấm dứt nhưng không trả trợ cấp thôi việc. vậy có đúng luật không (Đây toàn là LĐ không xác định thời hạn). Giúp mình với mình đang cần gấp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *