Quan điểm về công việc Nhân sự (HR)

Một quan điểm khá hay về HR này cả nhà. Đây là chia sẻ của anh Vũ Tuấn Anh Giám Đốc Điều Hành Viện  Quản Lý Việt Nam:

"Tôi chia sẻ một kinh nghiệm bản thân về Networking. Năm 2005, tôi công tác tại phòng nhân sự của một công ty viễn thông hàng đầu. Chị trưởng phòng công tác tại một hãng dược phẩm hàng đầu và cũng chuyển tới công ty trước tôi vài tháng. Trong công tác nhân sự, tôi thường có thói quen hàng ngày xuống trực tiếp các trưởng phòng và giám sát để trao đổi công việc và các vấn đề liên quan trong kinh doanh với họ. Ngoài ra, trong những lúc thích hợp, tôi có thể ngồi cùng họ khi họ giải quyết các công tác chuyên môn trong phòng ban.

Theo kinh nghiệm bản thân, khi các bạn – chuyên viên nhân sự – được phép ngồi chung với phòng ban và lắng nghe công việc họ đang giải quyết, các vấn đề khó khăn, các công vi ệc không hiệu quả , khi đó các bạn thật sự là một phần của phòng ban và được sự tín nhiệm của người trưởng phòng. Một ngày, chị trưởng phòng nhận xét rất nghiêm túc “Em lãng phí quá nhiều thời gian, rất nhiều người phàn nàn e dụng thời gian không nghiêm túc khi lang thang các phòng ban“. Tôi không phản đối và hai tháng sau xin nghỉ việc tại công ty do không phù hợp quan điểm quản lý nhân sự .

Câu chuyện đó thể hiện một quan niệm rất cổ điển về nhân sự khi người chuyên viên nhân sự 100% thời gian ngồi tại góc làm việc và đợi các vấn đề nhân sự đưa lên tại bàn mình. Có một sự thật là khi vấn đề nhân sự chuyển lên tới bàn làm việc của Trưởng Phòng nhân sự thì mọi việc đã an bài. Nhân viên nghỉ việc đã nghỉ việc, mâu thuẫn đã xẩy ra. Tại thời điểm đó, công tác nhân sự chỉ là xử lý rác. Công tác nhân sự hiệu quả đòi hỏi chuyên viên nhân sự cần phải biết trước vấn đề."

Cả nhà nghĩ thế nào về quan điểm này ?

2 thoughts on “Quan điểm về công việc Nhân sự (HR)

  1. Em muốn chia sẻ một câu chuyện nhỏ. Cô giáo dạy môn HRM của em từng là giám đốc nhân sự trong nhiều tập đoàn lớn của Finland (Phần Lan) như Elisa (về viễn thông). Cô không chỉ quản lý HRM trong Finland mà còn cả ở nước lân cận Estonia cho tập đoàn. HR Manager của Elisa không chỉ ở văn phòng trước bàn giấy, mà về căn bản, tham dự hầu hết các cuộc họp quan trọng của tập đoàn, ở cả bên Marketing, Logistics hay Finance. Nhờ đó, cô biết được bộ phận nào đang làm gì, và những gì họ làm có đang ăn nhập với nhau hay không, hay là đang đi lệch hướng với nhau. Những người làm HR phải là những người biết mọi việc mà các bộ phận đang làm, để có thể chắc chắn rằng guồng máy công ty đang chạy “mượt”, không có vấp váp nào.
    :)
    Tuy nhiên, ở môi trường và văn hóa làm việc của châu Á, cụ thể hơn là Việt Nam, thì như thế bị coi là “phí thời gian” hay không tập trung chuyên môn, cũng không phải không có cơ sở. Những người ở các bộ phận khác, hay có khi cả CEO thường nhìn những người HR như những người ngoài kinh doanh vậy. Tuy vậy, một người làm HR thực sự sẽ không có chuyện bỏ phí thời gian của mình đâu. Trong trường hợp của anh trong tình huống trên kia, em rất tiếc rằng một nhân tài HR lại vào tay một giám đốc không cùng cung cách làm việc. Tuy nhiên, anh ấy sẽ thành công :))

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *