Góc nhìn nhân sự qua vở kịch "Nhà có 5 anh em"

Sau một chuyến bay dài từ Hồ Chí Minh về, tôi vào internet để cập nhật và trả lời mail thì thấy một bài viết hay về nhân sự. Đây là bài viết của anh Linh - hypology. Một bài viết hay và nhiều suy ngẫm. Vậy là tôi xin phép anh đưa lên blog để cùng đọc và ngẫm. Đây là link blog của anh (click here)

KC

Tối qua đi xem “Nhà có 5 anh em trai” của Đoàn Kịch I - Nhà hát Tuổi trẻ, lâu rồi mới đến rạp xem kịch có rất nhiều cảm xúc. Trước hết rất cảm ơn anh chị em diễn viên, cán bộ nhân viên của Nhà hát Tuổi trẻ đã mang đến cho khán giả một vở kịch hay, đầy cảm xúc và nhiều suy ngẫm. Vở kịch kể về cuộc sống một gia đình nhưng suy ngẫm cũng có nhiều nét tương đồng với công việc quản trị nhân sự trong doanh nghiệp.

1. Trong vở kịch bà mẹ chính là đại diện cho lãnh đạo cao nhất, bà chỉ tần tảo nuôi 5 người con sao cho đủ ăn, đủ mặc mà có vẻ không quan tâm rằng họ đang dần lớn lên và cũng xuất hiện nhiều nhu cầu mới. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cũng thế, thường chỉ nghĩ đến chuyện sản xuất và kinh doanh sao có lãi, làm sao nuôi sống được người lao động, mà ít để ý đến vấn đề nhân sự, những tâm tư nguyện vọng và nhu cầu khác của người lao động.

2. Người anh cả Sĩ chính là hiện thân của quản lý cấp trung, bao năm cùng mẹ với tần tảo nuôi các em bằng cửa hàng giò chả, nhưng có nhiều vấn đề trong cách cư xử với vợ và dạy dỗ các em nên luôn gây xung đột và hiểu nhầm giữa các thành viên. Trong doanh nghiệp cũng thế, quản lý cấp trung thường chỉ giỏi kỹ thuật nhưng kỹ năng mềm yếu nên rất khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề quản trị con người. Khi lãnh đạo cấp cao đi vắng, thường khó đưa ra được những quyết định, đôi khi quyết định sai lầm gây thảm họa.

3. Thế lực xấu trong doanh nghiệp nào cũng có, nó cản trở sự phát triển và gây mâu thuẫn. Nhưng tiêu diệt nó không dễ bởi thế lực xấu có kỹ năng mềm tốt và luôn biết cách chia rẽ đoàn kết và bởi cả những mối quan hệ tình cảm nữa. Trong cuộc sống cũng như trong doanh nghiệp luôn có những điều xấu tồn tại song song với những cái tốt, nhưng có lẽ để triệt tiêu toàn bộ gần nhưng là không thể và ở một khía cạnh nào đó điều xấu cũng đóng góp một phần vào sự phát triển.Tình (người con thứ 2) chính là đại diện cho thế lực xấu trong doanh nghiệp, một anh chàng lười lao động, đi tù về, lêu lổng, nhưng đẹp trai đàn hát giỏi. Anh chàng này luôn là trung tâm của mọi sự rắc rồi, cuối vở kịch thậm chí Sĩ (người anh cả) trong lúc nóng giận đã cầm dao tìm cách giết Tình nhưng cũng không thành. Mình ấn tượng nhất với vai diễn cũng nhưng diễn viên đóng vai Tình.

4. Bộ phận kinh doanh luôn có các mánh khóe để kiếm tiền (chính đáng hoặc không) và các bộ phận khác thường ghen tị với họ. Người con út Đức có một vài nét giống như bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp, luôn ăn mặc chải chuốt, chơi với các em chân dài và không từ bỏ mánh khóe nào để kiếm tiền từ đi làm từ đi làm thêm, yêu các cô gái nhà giàu thậm chí cả lấy trộm tiền mừng đám cưới của anh chị.

5. Dân người con thứ ba trong vở kịch có vẻ ít xuất hiện, anh xe ôm này luôn xuất hiện trong những tình huống xung đột hay an ninh cần thắt chặt. Anh chàng Dân có vẻ mang dáng dấp bộ phận bảo vệ trong doanh nghiệp, rất quan trọng trong việc hỗ trợ duy trì kỷ luật, nhưng những đóng góp luôn thầm lặng. Tuy nhiên đôi khi vì mối quan hệ nên đôi khi nương nhẹ, không triệt để với cái xấu và hậu quả là không thể lường hết.

6. Kịch tính được đẩy lên cao trào với cái chết của Phúc (người con thứ tư bị thần kinh) khi đỡ nhát dao oán hận của Sĩ nhằm vào Tình. Phúc có vẻ đại diện cho đa số công nhân, người lao động phổ thông ... trong doanh nghiệp, luôn ngây thơ ít quan tâm đến sự đời và mối quan tâm lớn nhất vẫn chỉ là “đĩa bánh trôi trắng có con ruồi đậu bên trên”.

7. Những rắc rồi chỉ bắt đầu xuất hiện khi thành lập Phòng nhân sự mà trong vở kịch chính là lúc Xuân về làm dâu trưởng. Cách nghĩ của Xuân, hình ảnh Xuân vá áo cho Tình và cách giải quyết không dứt điểm của Xuân trong những mối quan hệ với chồng cùng các em chồng là một hình ảnh rất điển hình của Bộ phận Nhân sự trong doanh nghiệp.

Cuối cùng rất tâm tắc vì Xuân cũng giác ngộ được một điều: Nếu chỉ sống tốt, làm việc hoàn thành trách nhiệm của mình thì chưa đủ cũng cần phải biết cách hành động chiến đấu với cái xấu và như vậy cuộc sống mới trọn vẹn.

Nguyễn Việt Linh on Monday, November 14, 2011 at 3:07pm

One thought on “Góc nhìn nhân sự qua vở kịch "Nhà có 5 anh em"

  1. nhân sự là vấn đề khó tuy nhiên không phải không có cách làm. Cũng giống bán hàng có 7 bước để đưa người khác vào mang hàng, nếu coi nhân viên như khách hàng thì sẽ có cách cư xử từng lúc. Muốn bắt được có cũng cần có mồi nhử.

Trả lời tâm Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *