10 công cụ dùng trong phỏng vấn …

Bạn đã bao giờ được sếp hỏi: "những ứng viên như thế này, em định dùng cách gì để tuyển dụng" chưa ? Nếu bạn đã từng được như thế thì hẳn bạn sẽ có những phương án trả lời cho riêng mình. Nhưng tôi đoán đa phần sẽ là câu trả lời:
- Nếu ứng viên còn mới: thì sẽ dùng test IQ, EQ, tiếng anh. Nếu giỏi hơn thì sẽ có bài thi tuyển dụng.
- Nếu ứng viên thuộc dạng phải đi hunt thì sẽ phỏng vấn đánh giá.

Bản thân tôi thì tôi chưa được hỏi như thế vì tôi làm đào tạo. Một lần tôi nghe được câu hỏi đó và tôi đã về viết hẳn 1 cái slide để chia sẻ nội bộ.

Kỹ thuật phỏng vấn ….

TOOL 1: ĐÁNH GIÁ SỰ ĐAM MÊ

Khởi nguồn của mọi sự thành công luôn là sự đam mê. Hẳn bạn đã biết đến những nhà phát minh vĩ đại những danh nhân nổi tiếng ? Họ thành công được là nhờ đâu? Tất nhiên là do họ tài năng và có điều kiện nhưng 1 trong những yếu tố quyết định sự thành công của họ chính là sự đam mê. Trong cuộc sống cũng như công việc, luôn luôn có những người có niềm đam mê lớn. Họ luôn cháy sáng mặc dù có thể bầu trời vây quanh họ tối tăm. Với tôi, nếu được khuyên, tôi luôn khuyên bạn hãy tuyển dụng những người có đam mê. Những người có đam mê là những đốm lửa, và nó sẽ thúc đẩy những cá nhân khác trong công ty cùng cháy với họ.

Vậy làm thế nào để tuyển được những người có đam mê. Có rất nhiều cách và mội người có cách thể hiện sự đam mê theo 1 cách khác nhau. Có một lần tôi được tham gia phỏng vấn, tôi vẫn nhớ ứng viên đó. Đợt đó tuyển nhân viên Marketing Game. Ứng viên cũng bình thường không có gì nổi trội, không muốn nói là kém. Để kết thúc cuộc phỏng vấn, tôi hỏi "bạn có thích chơi game không?" . Như bắt được mạch, ứng viên bắt đầu thay đổi và nói liên tục. Thay đổi thái độ từ thụ động sang tích cực, ứng viên còn hỏi ngược lại tôi. Và trong cuộc trò chuyện, ứng viên nói rất nhiều thứ từ lịch sử lĩnh vực game của VietNam ra sao cho đến xu hướng tương lai như thế nào .... Một ứng viên thích lĩnh vực game đến như vậy mà không đưa vào công ty thì thật phí phạm. Tôi nghĩ lúc đó là như vậy. Và tôi đã đề xuất tuyển cậu ấy. Cho đến giờ thỉnh thoảng tôi vẫn chat với cậu ấy, đôi khi là nửa đêm. Tôi hỏi : "em đang làm gì đấy". Cậu trả lời "Em đang viết đề xuất thử nghiệm game mới". Tôi ngạc nhiên hỏi "Ơ giờ này mà em còn làm việc à?". "Ơ, đây là làm việc hử anh?" - câu trả lời của cậu. Khi có sự đam mê thì công việc đôi khi không còn là công việc nữa. Cũng như tôi, khi tôi đang ngồi viết đôi dòng này thì đây không phải là công việc vậy.

TOOL 2: SỬ DỤNG HOMEWORK

Có những ứng viên thực sự cao cấp và họ có những kinh nghiệm dày dạn trong phỏng vấn và công việc. Vậy chúng ta phải làm sao? Thật khó khăn. Ở đây tôi đề xuất, bạn nên sử dụng Bài tập về nhà cho ứng viên như 1 dạng đánh giá tuyển dụng.

TOOL 3: KỸ THUẬT 3Q

Là việc phỏng vấn 3 lần tại 3 nơi và 3 địa điểm khác nhau. Để kiểm chứng những lời nói của ứng viên thông qua cảm giác và phản ứng của Ứng viên tại những môi trường khác nhau.

TOOL 4: KỸ THUẬT PV ĐUỔI

Giống như 3Q – hỏi 3 câu hỏi lien tục theo 1 chủ để. Để xem ứng viên có nói dối không ?

Kỹ thuật 3Q hay phỏng vấn đuổi là kỹ thuật chống nói dối giúp chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về những điều ứng viên nói. Chúng ta có thể có thêm 1 số kỹ thuật chống nói dối nữa. Vui lòng xem tại bài: Kỹ thuật đánh giá ứng viên có thành thật hay không dành cho recruiter ?

TOOL 5: KỸ THUẬT TẠO CONFLICT

Tạo xung đột giữa ứng viên và nơi làm việc để đưa ứng viên về công ty.

TOOL 6: KỸ THUẬT STAR

STAR có nghĩa là :
S: Situation - Hoàn cảnh
T: Task - Nhiệm vụ
A: Action - Hành động
R: Result - Kết quả
Mục tiêu: Khám phá ra hành vi ứng xử của một người trong quá khứ. Dự báo hành vi trong tương lai.

Chi tiết hơn về kỹ thuật này, bạn vui lòng xem bài: Tool6 – Kỹ thuật phỏng vấn Star hoặc Starl – khám phá quá khứ dự báo tương lai

TOOL 7: SỬ DỤNG DISC

Là bài trắc nghiệm tính cách qua đó để người phỏng vấn nhận biết được ứng viên thuộc nhóm người nào? D-I-S-C: D (quyết đoán, thiên hướng chỉ huy..), I (vui vẻ hòa đồng, thích kết bạn…), S (thân thiện, ít thay đổi…), C (nguyên tắc, chuẩn mực…)

TOOL 8: SỬ DỤNG BEI

Phương pháp TD này có tên đầy đủ theo tiếng Anh là Behavioral Event Interview (BEI), là tiến trình phỏng vấn theo một cấu trúc nhằm giúp dự đoán chính xác hơn tiềm năng của ứng viên cho sự thành công trong công việc sau này

TOOL 9: SỬ DỤNG MBTI

Là bài trắc nghiệm tính cách, kết quả đưa ra một cách định lượng tính cách của bạn cho 4 cặp phạm trù:

1- Hướng nội / Hướng ngoại;
2- Trực giác / Giác quan;
3- Lý trí / Tình cảm;
4- Nguyên tắc / Linh hoạt.

Để biết hơn về MBTI, vui lòng xem bài: Trắc nghiệm tính cách MBTI là gì? 16 loại tính cách MBTI

FINAL TOOL: LINH CẢM - FEELING

Về cơ bản, lý thuyết về những công cụ này trên mạng không thiếu. Chỉ cần bạn hỏi thầy Gut Gồ là ra. Nhưng để ứng dụng nó là cả một vấn đề. Bạn sẽ ứng dụng ra sao và thế nào để hiệu quả nhất ?

6 thoughts on “10 công cụ dùng trong phỏng vấn …

Trả lời Thanh Tâm Võ Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *