Offline Nhân sự ngày 16/02/2011 tại Hà Nội

Hôm trước tôi có tham dự buổi offline nho nhỏ của anh em Nhân sự Hà Nội.  Va  dây là hình ảnh buổi offline. Buoi of do Ánh Nguyệt chủ trì:

Chi tiết tại đây!

Nghĩ mãi chưa biết viết bài tổng kết buổi tối qua như thế nào cho logic, đầy đủ nhỉ

Nhưng mà thôi, cứ mở form ra typing, kiểu gì chữ nó cũng đến í mà

Theo như kịch bản dự kiến, đầu tiên cả nhà thảo luận về Lý do Tại sao phải Đào tạo các Kỹ năng cho Nhân viên? Việc này có thật sự cần thiết không?

Đứng ở góc độ người lao động, Ánh Nguyệt thấy việc đào tạo kỹ năng là một lợi ích mà mình có được giúp cho mình tự tin hơn khi thực hiện công việc, biết điều mình làm, cách mình ứng xử là đúng hay chưa đúng … Với doanh nghiệp, việc trang bị được đầy đủ kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên cũng giúp cho hình ảnh của doanh nghiệp được nâng lên một cách đáng kể. Ví dụ như bạn tiếp cận với một công ty có những nhân viên luôn nở nụ cười và nhiệt tình trả lời mọi thắc mắc của mình thì bạn sẽ thấy thoải mái và ấn tượng tốt hơn rất nhiều với việc người nhân viên đó chỉ biết giải đáp thắc mắc như một cái máy …

Có ý kiến rất tán đồng việc đào tạo kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên, và phải đào tạo một cách nhanh chóng, tập trung và hiệu quả. Thực tế tại doanh nghiệp này là thay vì bạn để người mới vào làm tự tìm hiểu hệ thống, tự tìm cách làm việc phù hợp với doanh nghiệp trong 1 – 2 tháng thử việc, thì bạn chủ động trang bị cho họ đầy đủ các kỹ năng làm việc trong vòng 1 tuần, để Người mới nhận việc hoàn toàn chủ động với công việc, thực tế việc này đã có hiệu quả rất tốt tại doanh nghiệp đó. Bằng chứng là họ nhận được những ý kiến phản hồi tốt từ đối tác!
Hùng Cường có ý kiến rằng Doanh nghiệp chỉ nên đào tạo cho NLĐ những kỹ năng để họ thực hiện tốt công việc (theo vị trí) chứ không cần đào tạo các kỹ năng cá nhân khác, vì nếu đào tạo xong họ rời DN đi thì sao?

Vậy thì quay trở lại vấn đề, thế nào là chuyên nghiệp? Mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có những định nghĩa khác nhau về sự chuyên nghiệp! Và chốt lại, việc đào tạo là nhằm mục đích tăng năng suất/hiệu quả làm việc, phục vụ một mục tiêu nào đó của doanh nghiệp, và có lợi cho người lao động (người học)

Các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp ở đây chỉ tập trung vào các soft skill giúp cho người lao động trong giao tiếp, phối hợp công việc hàng ngày. Kỹ năng làm việc ở đây hiểu là kỹ năng tác nghiệp.
Trong bất cứ tổ chức nào, nếu các thành viên không thể tác nghiệp được với nhau, hoặc hiệu quả tác nghiệp kém thì tổ chức đó hoạt động chưa hiệu quả, tổ chức chưa khai thác hết được các kiến thức, kỹ năng của người lao động. Và với kỹ năng chúng ta nên dùng từ Huấn luyện (Coaching) hơn là Đào tạo (Training)? Cũng có ý kiến cho rằng, vẫn phải có những bài giảng về kiến thức của kỹ năng đó, sau đó mới coaching, và còn phải testing để xem việc Đào tạo, huấn luyện có tác dụng ra sao?

Chúng ta dựa vào đâu để xác định được nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp mình?
Nếu doanh nghiệp bạn có một hệ thống QTNS bài bản, có một hệ thống bản MTCV, cũng như từ điển năng lực, với đầy đủ ASK cho mỗi vị trí, và mỗi ASK đều có các level => bạn sẽ xác định được các kỹ năng cần đào tạo cho từng vị trí. Nhân viên của bạn cũng sẽ xác định được họ đang ở level nào, và muốn lên vị trí nào, tiền lương ra sao thì họ phải tham gia khóa đào tạo gì của doanh nghiệp …
Còn nếu chưa có hệ thống trên, thì chúng ta xác định như thế nào? Từ mục tiêu của doanh nghiệp là năm nay tôi phải đạt được A doanh số, Giá trị tôi muốn DN đạt được ví dụ là Dịch vụ khách hàng … Để đạt được mục tiêu này, mỗi bộ phận cần đạt được mục tiêu nào? => mỗi cá nhận cần đạt mục tiêu nào? => Để đạt được mục tiêu đó thì cá nhân cần những kỹ năng nào => lên kế hoạch đào tạo để đạt mục tiêu của DN (Cái này chắc là một phần của BSC trong khía cạnh Đào tạo)

Sau khi xác định được nhu cầu đào tạo theo ASK hoặc mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp cho từng vị trí, từng cấp độ, bộ phận ta phải lên được kế hoạch đào tạo cụ thể. Với vị trí này thì chương trình đào tạo là gì? Giảng viên là ai? Thời lượng đào tạo bao lâu? Chi phí đào tạo ra sao? HÌnh thức đào tạo nào là hợp lý? Làm thế nào để người học tích cực/chủ động đi học?…

Một số lưu ý được chia sẻ, dù bạn đã có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ đào tạo cho doanh nghiệp rồi thì hàng năm bạn vẫn nên tìm kiếm những nhà cung cấp mới để có cơ sở so sánh về chất lượng/chương trình … đào tạo. Và khi đào tạo thì nên kết hợp học với hành, học xong làm ngay – lưu ý để thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với tiến trình thực hiện mục tiêu công việc tại doanh nghiệp
Nếu đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp, với các bộ phận về chuyên môn kỹ thuật, mà người giỏi về các nghiệp vụ này lại chưa có kỹ năng đào tạo/huấn luyện thì bộ phận HR phải làm thế nào? Đào tạo kỹ năng huấn luyện cho họ? Hay lấy kiến thức của họ để soạn bài giảng và HR là bộ phận truyền tải? …

Mới có buôn một chút thế mà đã gần nửa đêm, trời thì mưa ngày một mau, tạm biệt nhau ta về đi ngủ, còn mở ra đó rất nhiều thứ về đào tạo muốn nói …

Rất mong các anh/chị vào chia sẻ tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *