Tại sao lại phải thưởng Tết ?

Vào làm cái Khảo sát Thưởng tết của bạn Ánh Nguyệt, tự dưng tôi lại đặt ra 1 câu hỏi: Tại sao lại phải thưởng Tết nhỉ? Nếu bạn có câu trả lời, mong bạn viết vài dòng comment để tôi và mọi người cùng sáng tỏ.

Trước khi trả lời, mời bạn đọc vài thứ tôi góp nhặt được ở dưới đây.

"Hiện tại pháp luật lao động không có bất cứ quy định nào yêu cầu doanh nghiệp phải thưởng cho người lao động. Quy định về tháng lương thứ 13 cũng không có. Nhưng điều này không phải là lỗ hổng của pháp luật lao động. Bởi khi đã chấp nhận cụm từ “thị trường lao động” thì phải chấp nhận sự thoả thuận giữa các bên và Nhà nước phải giảm dần các can thiệp hành chính. Bộ luật Lao động hiện thời gần như một bộ luật về các tiêu chuẩn lao động, ở đó có những quy định về tiêu chuẩn tối thiểu và tối đa. Việc thoả thuận giữa người lao động và chủ sử dụng phải tuân thủ các tiêu chuẩn này."
Tống Thị Minh, vụ trưởng vụ Lao động - tiền lương (bộ Lao động, thương binh và xã hội)

Đây là 1 tình huống trong diễn đàn danluat.thuvienphapluat.vn :Doanh nghiệp tư nhân X sử dụng 250 người lao động. Năm 2007, do kí được nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị lớn nên công nhân luôn có việc làm và thu nhập ổn định.
Ngày 05/12/2007, công ty thông báo tiền thưởng tết cho công nhân là 300.000đ/ng. Tập thể lao động cử ra 5 người đưa đơn yêu cầu giám đốc của công ty tăng mức thưởng vì cho rằng mức thưởng đó là quá thấp so với doanh thu của công ty.
Giám đốc doanh nghiệp không đồng ý, đồng thời đuổi việc 3 công nhân trong số 5 người trong ban đại diện (BĐD) vì cho rằng họ đã cầm đầu gây ra những bất ổn trong doanh nghiệp.
Sau khi yêu cầu hòa giải viên giải quyết không thành, BĐD đã đưa vu việc lên Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh yêu cầu giải quyết. Nhưng HĐTT không nhận hồ sơ vì cho rằng không có cơ sở để phán quyết đúng sai trong việc đòi tăng tiền thưởng tết, đồng thời cho rằng 3 công nhân bị đuổi là việc tranh chấp lao động cá nhân, không thuộc thẩm quyền của HĐTT, đề nghị chuyển về TAND cấp huyện giải quyết.
Ngày 20/12/2007, BĐD triệu tập người lao động họp và ghi biên bản số lượng lao động biểu quyết tán thành đình công. Sau đó, BĐD chính thức tổ chức đình công. Một số người quá khích đã đập phá nhiều thùng hàng thành phẩm. Có khoảng 50 ng dù không đồng ý với mức thưởng tết nhưng không tham gia đình công.
Vậy, trong vụ việc này phải giải quyết ra sao?

Trong diễn đàn này, mỗi người trả lời một ý và nhân tiện tôi liền tổng hợp lại:
1. 3 công nhân bị đuổi việc => NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ => đây là tranh chấp lao động cá nhân.

Khoản 1 Điều 85 BLLĐ quy định chỉ được sa thải NLĐ trong những trường hợp sau:
+ Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ công nghệ kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp.

+ NLĐ bị xử lí kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỉ luật hoặc bị xử lí kỉ luật cách chức mà tái phạm.

+ NLĐ tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn một năm mà không có lý do chính đáng.

Hơn nữa việc sa thải NLĐ phải đảm bảo đúng thủ tục được pháp luật quy định như: phải tiến hành phiên họp kỉ luật,có sự tham gia của ban chấp hành công đoàn cơ sở và có mặt của người bị kỉ luật, sau khi sa thải phải báo cho cơ quan quản lí lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết.

Tuy nhiên, ở đây Doanh nghiệp X đã làm sai thủ tục sa thải chứ chưa bàn đến lí do sa thải có đúng luật hay không. Mà theo quy định tại điều 41 BLLĐ NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc, phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp (nếu có)...

2. Nếu HDTT có nhận đơn giải quyết thì cũng không giải quyết được vấn đề vì luật lao động không có quy định bắt buộc mức tiền thưởng. Do đó công nhân ở đây không có lý do gì để đình công cả.

3. Căn cứ vào quy định tại Điều 64 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2003 qui định về qui chế thưởng ở doanh nghiệp và Điều 11 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương => thì pháp luật không qui định việc xây dựng qui chế thưởng trong các doanh nghiệp phải là bắt buộc. Do vậy, nếu doanh nghiệp không xây dựng qui chế thưởng cũng không vi phạm pháp luật như ntdieu đã nói.
Tuy nhiên, ở đây tình huống đưa ra không nêu là DN X có xây dựng quy chế thưởng hay không?
+ Nếu DN X không xây dựng quy chế thưởng thì việc NLĐ yêu cầu tăng tiền thưởng là không có căn cứ và HĐTT không giải quyết là đúng.
+ Nếu DN có đăng ký, kê khai mức thưởng tết, hoặc trong thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương của DN có quy định, hoặc giữa NLĐ và NSDLĐ có thỏa thuận thì phải thực hiện.
Do đó, xét trong vụ việc này, nếu DN X đã quy định quy chế thưởng nhưng không cụ thể hóa mức thưởng là bao nhiêu tiền mà lại quy định chung (theo Điều 64 BLLĐ và Điều 11/ NDD114) là "căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động" để thưởng, thì lí do mà NLĐ đưa ra là "mức thưởng đó là quá thấp so với doanh thu của DN" và họ chứng minh được điều đó thì may ra có thể đàm phán được.

4. Cuộc đình công này là không hợp pháp vì:

Thứ nhất, nó vi phạm điều 172a BLLĐ về chủ thể lãnh đạo đình công: "Đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời (sau đây gọi chung là Ban chấp hành công đoàn cơ sở) tổ chức và lãnh đạo. Đối với doanh nghiệp chưa có Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì việc tổ chức và lãnh đạo đình công phải do đại diện được tập thể lao động cử và việc cử này đã được thông báo với công đoàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc tương đương (sau đây gọi chung là đại diện tập thể lao động)"

Thứ hai, vi phạm thủ tục chuẩn bị đình công quy định tại điều 174b BLLĐ, khoản 2 Điều 174c.

Chúc các bạn ăn Tết vui vẻ và không còn băn khoăn chuyện tiền thưởng lẫn lương tháng 13.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *