Bộ quy tắc ứng xử cho nghề Nhân sự – Code of Conduct in HumanResources …

Trong đợt bổ nhiệm TGĐ FPT vừa qua, FHR được giao nhiệm vụ làm survey bổ nhiệm sao cho thỏa mãn 2 yêu cầu: (1) bảo đảm tính dân chủ, tức là câu hỏi Yes/No và (2) bảo đảm 100% kết quả đồng ý. Sau một tg vắt óc suy nghĩ, FHR đã ra được lời giải như bên dưới :D.

Có phải Anh/Chị không phản đối việc bổ nhiệm ông NTN làm TGĐ FPT? Chọn 1 trong 2 phương án:
A. Đúng, không phản đối.
B. Không, không phản đối.

http://www.facebook.com/datpp

Đọc FB của anh Đạt thấy thú vị nên tự dưng  kc nghĩ đến chuyện Nghề Nhân sự của chúng ta có bộ quy tắc ứng xử chưa? Giống như lời thề Hipoclapo của nghề y đó bạn. Và kc thử đi hỏi thầy Google và thầy cũng chịu. Thầy Go mà chịu thì tức là có việc cho ta làm rồi. Vậy là kc liền vác bút ra dịch và tìm hiểu. Đây có lẽ sẽ là draf đầu tiên về bộ quy tắc của Nghề Nhân sự. Rất mong bạn nếu đọc được cho vài dòng comment và chỉnh sửa để cuối cùng chúng ta có 1 bộ quy tắc phù hợp nhất với VN.

Có 2 việc cần làm để xây ra bộ quy tắc này: 1. Xây dựng tôn chỉ - thông điệp. 2. Xây dựng quy tắc.

Việc đầu tiên là slogan của nghề ( giống như : Lương y như từ mẫu ). Solgan làm sao có thể truyền tải hết các thông điệp của nghề? Cái này chắc phải nhờ các cao thủ. Hiện tại kc thấy có 2 cái câu này khá hay:
- Luôn luôn lắng nghe
- Thấu hiểu từng con người trong tổ chức
- Làm dâu trăm họ (vietla – admin hrclub.com.vn )
- Trên đe dưới búa (vietla – admin hrclub.com.vn )

Thực ra cả 4 slogan này chưa truyền tải được thông điệp ( theo ý kc là thế ). Vì kc cảm thấy còn thiêu thiếu cái gì đó. Ví du như tư vấn chiến lược cho sếp. Xử lý các mối quan hệ .... Và kc muốn đề xuất 1 slogan: Định hướng từng dòng nước.

Sau khi có slogan, giờ là đến bộ quy tắc. Bộ quy tắc tốt nhất nên ngắn gọn và dễ nhớ. Theo khoa học thì con số 7 là con số đẹp cho trí não con người ( tốt cho trí nhớ, dễ làm việc ... ). Vì vậy kc đề xuất chúng ta chỉ nên có 7 quy tắc bao quát cho hết các hoạt động của nghề. Và các quy tắc đó là ? Tạm thời Kc có nghiên cứu được 14 quy tắc sau:

1. Tuyệt đối giữ bảo mật các thông tin
2. Không phổ biến thông tin sai lệch về lương bổng, phúc lợi…
3. Luôn thực hiện quy trình tuyển dụng
4. Theo đuổi giải quyết đến cùng các khiếu nại của nhân viên
5. Công nhận và khen thưởng hợp lý
6. Phải tạo ra các chính sách rõ ràng và toàn diện
7. Không được có quá nhiều quy định
8. Luôn đối đầu với các chính sách ko hiệu quả
9. Không làm trọng tài
10. Tin tưởng nhân viên và cá phòng ban
11. Luôn theo đuổi chính sách riêng
12. Không chuyền tin tức xấu qua email
13. Luôn công bằng và không chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ cá nhân
14. Không đùa quá mức hoặc ko thích hợp

Sau khi trao đổi với 1 số anh em. Cuối cùng KC cũng ra được 1 bản Draf về bộ quy tắc ứng xử của nghề Nhân sự. Bản nháp đầu tiên:

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA NGHỀ NHÂN SỰ

Tôn chỉ của nghề: chưa rõ cần trao đổi thêm
Quy tắc ứng xử:
1. Tuyệt đối giữ bảo mật các thông tin
2.  Cung cấp thông tinh chính xác rõ ràng và không phổ biến thông tin sai lệch về lương bổng, phúc lợi…
3. Luôn đối đầu với các chính sách ko hiệu quả và xây dựng chính sách đôi bên cùng có lợi
4. Luôn công bằng và không chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ cá nhân

Chắc mọi người sẽ hỏi, căn cứ vào đâu để đưa ra những thứ như trên. Đây là một số đoạn trao đổi giữa kc và 1 số anh em.

Kc: 2 2 anh em!
H cho 2 AE nói 1 câu về nghề nhân sự thì sẽ nói gì ? Em đang tò mò giống như kiểu nghề y có câu: Lương y như từ mẫu ý. Em thích câu này để nói về nhân sự: định hướng từng dòng nước :D

Vietla:  Câu đấy của chú, anh thấy chẳng liên quan hehe

Kc: Thế theo anh là gì ?

Vietla: “Làm dâu trăm họ” thôi chú ah hoặc là “trên đe, dưới búa” hehe :D

Kc: Nếu lấy câu đó thì thiếu mất đi vế tư vấn chiến lược cho công ty rồi. Thêm câu khác đi anh.
Vietla: Úi, chú hôm qua ko đc nói chuyện với anh Sơn rồi, mình làm gì có cái gì mà CHIẾN LƯỢC =))

Kc: Quan trọng gì đâu. Ta cứ cho ta cái quyền đó đi :D Ước mơ lớn mà. Anh nghĩ đi. Cho em xin cái ý kiến.

Vietla: Thế thì em cứ nói 1 câu cho hoành tá tràng vào: có “Chiến lược” có “nhân tài” là đc keke =))

Kc: Ok! Xong phần slogan. H đến bộ quy tắc ứng xử trong nghề. Em tạm liệt kê ra 14 cái ( có tham khảo ). Giờ muốn rút xuống 7. Theo anh em nên gộp, bỏ, thêm cái nào ?

1. Tuyệt đối giữ bảo mật các thông tin
2. Không phổ biến thông tin sai lệch về lương bổng, phúc lợi…
3. Luôn thực hiện quy trình tuyển dụng
4. Theo đuổi giải quyết đến cùng các khiếu nại của nhân viên
5. Công nhận và khen thưởng hợp lý
6. Phải tạo ra các chính sách rõ ràng và toàn diện
7. Không được có quá nhiều quy định
8. Luôn đối đầu với các chính sách ko hiệu quả
9. Không làm trọng tài
10. Tin tưởng nhân viên và cá phòng ban
11. Luôn theo đuổi chính sách riêng
12. Không chuyền tin tức xấu qua email
13. Luôn công bằng và không chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ cá nhân
14. Không đùa quá mức hoặc ko thích hợp

Vietpd: Bảo EduViet trả tiền đi Cường!!! Cái này tốn chất xám lắm nhé. Và nhớ ghi công đấy!!!

Ref 1 vài sologun và 1 vài câu nói bất hủ nhé

-    Thinking about perfect consulting (Của AMG Consulting Group)
-    Reflects how HR should be perceived
-    Convey the HR commitment to the employees
-    Be one statement
-    Be more into action
-    People, for the People
-    Heads you to your Resources
-    SagaWorks  - Your Career Partner (Của SagaWorks Recruitment Vietnam)

1 says
-    HR – Nâng bước tương lai
-    HR – Con người,  vì con người
-    HR – Vững bước công danh
-    HR – Trồng cây, trồng người
-    HR – Nâng niu nghề nghiệp Việt

Rgds

Kc: Thanks ông! Ông trả lời tiếp mail kia của tôi nhé!

Vietla: 1. Tuyệt đối giữ bảo mật các thông tin
2. Không phổ biến thông tin sai lệch về lương bổng, phúc lợi…
4. Theo đuổi giải quyết đến cùng các khiếu nại của nhân viên
5. Công nhận và khen thưởng hợp lý
8. Luôn đối đầu với các chính sách ko hiệu quả
10. Tin tưởng nhân viên và cá phòng ban
13. Luôn công bằng và không chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ cá nhân

Kc: Thanks anh Việt. Thế mới gọi là admin của hrclub.com.vn chứ.

Chúng ta nên chỉ có 7 quy tắc thôi. Vì con số 7 là con số dễ nhớ ( khoa học chứng minh thế ). Ý Việt thế nào ?

Vietpd: Ông Cường viết ra 1 vài í:

-    Mục tiêu?
-    Áp dụng làm gì?
-    Đối tượng cho ai?
-    Tính cấp thiết tới đâu?

Chia nhóm cho cân bằng đi là ok, chứ nếu đưa ra triết lí và nó bị thiếu trong tổ chức thì ko ok. Về con số 7 hoặc 9 đều được.

Nhóm này có nhiều lắm, mỗi nhóm sẽ nhặt ra được 1 í là ok
-    Tác phong, thái độ, nghề nghiệp
-    Quan hệ với đồng nghiệp
-    Quan hệ với khách hàng
-    Đảm bảo tính chuyên nghiepẹ
-    Hành vi ko liêm chính
-    Không xảy ra mâu thuẫn
-    ....

Rgds

Kc: Hi! Trao đổi từ nãy đến giờ chắc mọi người cũng hiểu. Tôi đang muốn tạm gọi là cầm đèn chạy trước oto: xây ra 1 bộ quy tắc ứng xử cho nghề nhân sự.

1. Lợi ích: - Định hướng cho toàn bộ giới nhân sự mới ra trường ( từ sau thời điểm bộ quy tắc này ra đời ).

2. Đối tượng áp dụng của bộ quy tắc ứng xử này: Những người làm nghề nhân sự - quản trị nguồn nhân lực ( không phải cho CEO, nhân viên hay quản lý )

3. Mục tiêu: hết ngày hôm nay phải có bản draf đầu tiên cho bộ quy tắc đó.

Hết chưa Việt ?

Vietpd: Đấy, clear thế thì mới focus được.  Rõ ràng nếu mà lấy cái mục tiêu kia mà đưa ra mấy khung dưới thì chưa phù hợp nhiều lắm đâu.
Tôi đưa ra các í, ông xem thử sắp xếp thế nào. Nên đưa ra nhóm KHÔNG và ĐƯỢC trong mỗi nhóm, sau đó tùy thuộc sẽ group nó theo kiểu gì? Ngoài ra, có những nhóm chung liên quan thái độ và hành vi cũng nên tách ra.

Nhóm chung
1.    Thái độ, hành vi: Nhã nhặn, nhẹ nhàng, nhí nhảnh, ... rì rì đó
2.    Thuật đối nhân xử thế: Theo đúng quy tắc con người, tự mô tả nhé, không nhận hối lộ, biếu xén, quà biếu vì mục đích tuyển người, đưa người vào làm...
3.    Không nói xấu đối thủ của mình (nhất là trong tuyển dụng và đào tạo)
4.    Tuân thủ nguyên tắc và hành vi làm việc tại văn phòng (cái này quan trọng nha!!! Bổ đề cơ bản đấy)

----------------------
Nhóm tuyển dụng
1.    Tuân thủ nguyên tắc giới thiệu người phù hợp: Không cạnh tranh nhân lực, không cài cắm “tình báo viên”...
2.    Giới thiệu đúng người, đúng việc
3.    Không tham gia các hoạt động lôi kéo nhân lực gây mất đoàn kết nội bộ

Nhóm đào tạo
1.    Không tổ chức các hoạt động đào tạo, chia sẻ, truyền bá các thông tin vi phạm pháp luật
2.    Đào tạo các giá trị cốt lõi, giá trị văn hóa để nâng tầm quản trị của con người
3.    Hướng tới đào tạo mang tính quản trị tốt.

Nhóm lương bổng
1.    Cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng và cạnh tranh
2.    Tuân thủ các hướng dẫn theo quy định của Luật lao động/ Luật bảo hiểm (gọi chung là Luật)
3.    Thỏa thuận lương một cách phù hợp và có sự điều chỉnh công bằng

Nhóm chính sách
1.    Xây dựng chính sách đôi bên cùng có lợi
2.    Chính sách khen thưởng rõ ràng, minh bạch, công minh và không gây cạnh tranh nội bộ.
3.    Hoạt động đánh giá đúng người, đúng việc và đúng năng lực
---------------------

Mà ông biết vụ  Blogger Cogaidolong bị bắt rồi đấy? Can tội buôn chiện nhưng không hide tên đối tượng là cấp cao trong ngành an ninh, phê cực ấy và đêm 23/10 chị í bị bắt khẩn cấp tại nhà riêng í. Chỉ có 1 số bạn biết uốn lượn là còn sống đấy, mọi người lưu ý nhé, kể cả trên blog hay các mạng XH tuyệt đối chỉ nên Viết Tắt hoặc Ám chỉ tới người muốn chửi, muốn xỉa, muốn bắn, muốn tỉa...thôi nhé! Cái quy tắc này cũng vậy, động chạm là mệt lắm

Lưu ý:
-    Khi buôn chuyện ko buôn qua qua chat, qua mail hay các thứ có thể lưu lại được bằng chứng
-    Khi buôn chuyện trực tiếp phải để ý xem có bị ghi âm lại ko? Đặc biệt tất cả các thông tin tung ra đều được mở đầu và kết thúc = câu "Đấy, tao nghe người ta nói thế này nhé..."

Cuộc sống giờ khó khăn lắm í, quy mô nhỏ, to đều có thể bị chém...bất ngờ.

Rgds

Kc: Tưởng ông và anh Việt lặn mất tiêu. Mãi mới thấy 1 bài. Chú ý là ta đang làm cái giống như kiểu lời thề Hipoclatpho trong y học đấy :D Cho nên nó phải dễ thuộc dễ học. Giờ tôi comment vào bài viết của ông nhé.

Từ bà của Việt, tạm thời em đã lôi được 1 số cái ra:

1. Tuyệt đối giữ bảo mật các thông tin
2. Hoặc cung cấp thông tinh chính xác rõ ràng. Không phổ biến thông tin sai lệch về lương bổng, phúc lợi…
8. Luôn đối đầu với các chính sách ko hiệu quả hoặc xây dựng chính sách đôi bên cùng có lợi
13. Luôn công bằng và không chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ cá nhân

Vậy là chúng ta có 4 nguyên tắc được thống nhất. Còn 3 nguyên tắc nữa. Khi vào nghề nhân sự thì chúng ta sẽ phải tuân theo những nguyên tắc gì ?

Một chủ đề mở đang chờ mọi người comment. Rất mong được sự đóng góp của cả nhà.

Thanks

10 thoughts on “Bộ quy tắc ứng xử cho nghề Nhân sự – Code of Conduct in HumanResources …

  1. Nguyễn Việt Tuấn 30.12.2010 at 10:26 - Reply

    Bài viết của bạn rất hay.
    Vấn đề này cũng đúng là cái hiện nay các đơn vị cả nhà nước và doanh nghiệp đều còn thiếu quan tâm.
    Nếu được bạn có thể chi tiết thêm các tài liệu tham khảo để những người như mình có thể nâng cao hiểu biết về công tác quản lý nguồn nhân lực.
    Trong đó, quan trọng nhất theo mình là phải làm sao mở rộng đối tượng áp dụng của “Bộ quy tắc ứng xử”, ít nhất là thêm CEO, CFO. Lý do là nếu các đối tượng này hiểu thì việc triển khai tại các đơn vị mới được triển khai đầy đủ.

  2. Qui tắc nào cũng trói chân trói tay người ta cả, mà qui tắc này tự mình đặt ra cho mình tức là tự trói mình.
    Rèn luyện cho mình tư cách đạo đức & tác phong – ứng xử tốt ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và duy trì phát huy nó cộng thêm một cái đầu luôn tỉnh táo thì mai mốt tự khắc biết ứng xử phù hợp khi làm nghề nhân sự thôi.
    Làm nhân sự còn phải biết mềm dẻo linh hoạt nữa chứ không chỉ theo qui tắc là được.

  3. Đặng Hoài 25.07.2012 at 15:20 - Reply

    Em thích bài viết này. Tks anh Cường, hai anh Việt đã có những đóng góp rất hay. Còn dài dài học theo các anh chị về HR.hehe

Trả lời tata Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *