Các câu truyện ngụ ngôn về nhân sự phần 2

Câu truyện ngụ ngôn về nhân sự phần  1

Do phần 1 dài quá, sợ các bạn không đọc hết được, kc mở thêm 1 topic mới về các câu truyện ngụ ngôn có thể được dùng trong Nhân sự.

Truyện 5: Chuyện rằng, có 5 con khỉ bị nhốt trong một căn phòng. Giữa phòng là một cái thang, trên đỉnh thang là buồng chuối. Mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, người ta lại phun nước lạnh vào những con còn lại, làm chúng rất khổ sở.
Sau một thời gian, mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, những con còn lại, vì không muốn bị phun nước, tóm lấy con kia và nện cho một trận.
Dần dần, không có con nào trong số 5 con khỉ có ý định trèo lên thang nữa. Người ta bèn bắt ra 1 con và thay bằng con mới.

Nhìn thấy buồng chuối và cái thang, con khỉ mới thắc mắc không hiểu tại sao các con kia không trèo, và thử leo lên. Tất nhiên bốn con kia xông vào dần cho một trận. Con khỉ mới không hiểu vì sao bị đánh, tuy nhiên không dám trèo nữa.
Rồi một con nữa trong số 5 con đầu được thay thế. Chú lính mới lại định trèo, và bị cả hội nện tới số. Con khỉ vừa vào trước đó cũng tham gia đánh, đơn giản vì thấy bọn kia làm vậy, còn bản thân vẫn không hiểu vì lí do gì.

Lần lượt 5 chú khỉ ban đầu được thay ra hết.
Bây giờ, 5 con khỉ mới ở trong phòng. Không có con nào từng bị phun nước. Không con nào dám trèo lên thang. Và cả 5 sẵn sàng đánh nhừ tử bất kỳ con nào khác có ý định đó, mà không hiểu vì lí do gì.

Bài học rút ra: Đâu phải hiểu mới có ý thức gì giữ. Dùng truyện này trong dự án xây dựng văn hóa doanh nghiệp hoặc tăng cường nội quy quy chế công ty. .

Truyện 6: Đồn rằng Napoleon chia binh lính dưới quyền theo 2 nhóm tiêu chí:
- "dốt" vs. "thông minh" và "lười" vs. "chăm". Vị chi có 4 loại người:
- "thông minh" và "chăm" - cho làm sỹ quan vì loại này chuyên tìm cách thực hiện nhiệm vụ
- "dốt" và "lười" - loại này cho làm lính
- "dốt" và "chăm" - loại này đem bắn :((
- "thông minh" và "lười" - cho làm nguyên soái vì loại này luôn nghĩ xem không nên làm gì. Điều này cực kỳ quan trọng trong việc điều binh khiển tướng.
Nguyên văn tiếng Anh : "smart" vs. "dump" và "lazy" vs. "energic.

Bài học rút ra: Đã dốt thì đừng có chăm. Truyện này có thể dùng cho dự án Ranking ( Xếp hạng, đánh giá, phân loại nhân viên ).
2 truyện trên được sưu tầm từ Note của Facebook Phan Phuong Dat

Truyện 7 : Sáng ba tối bốn
Ở Tống Quốc có một người rất thích nuôi khỉ, nên người ta đặt cho anh ta cái tên là Vượn Công. Anh ta nuôi hàng đàn khỉ, biết rõ tâm tính từng con, đàn khỉ cũng hiểu được tiếng nói của chủ mình. Vượn Công mỗi ngày dành một khẩu phần lương thực để nuôi đàn khỉ.
>Không lâu, nhà không đủ lương ăn, anh ta định bớt lại khẩu phần ăn của đàn khỉ, nhưng sợ đàn khỉ không nghe lời, bèn nghĩ ra cách nói lừa chúng nó. Rồi anh ta tập hợp đàn khỉ lại, nói:

- Từ nay về sau cho chúng mày ăn hột cao su trừ bữa, mỗi đứa sáng ba hột, tối bốn hột, đủ no không?
Đàn khỉ nhau nhau chê ít. Một lúc sau, anh ta lại hỏi:
- Chúng mày từ nay ăn hột cao su trừ bữa, mỗi đứa sáng bốn hột, tối ba hột, như vậy đủ no rồi chứ!
Cả đàn khỉ nghe qua, nằm mọp xuống đất tỏ ý rất hài lòng.

Bài học rút ra: Khi đưa ra chính sách cắt giảm lương thưởng và đãi ngộ thì nên khảo sát ý kiến trước rồi điều chỉnh lại để tạo cảm giác như đã tăng lên. Áp dụng khi sử dụng chính sách cắt giảm.

Truyện 8 : Mất búa
Có một anh chàng tiều phu làm mất cây búa, anh ta nghi ngờ cậu bé nhà hàng xóm ăn cắp. Cho nên mỗi cử chỉ đi đứng của cậu bé anh ta đều nghĩ rằng đó là cử chỉ ăn cắp. Nhìn thấy những biểu hiện trên nét mặt của cậu bé, anh ta cũng cho đó là nét mặt của kẻ ăn cắp. Nghe cậu bé nói chuyện cũng cho là giọng nói của kẻ ăn cắp. Nhất cử nhất động của cậu bé đều giống kẻ ăn cắp búa của anh ta.
Rồi một hôm sau, anh ta lên núi tìm thấy lại cây búa của mình bỏ quên trên trên gò đất. Từ đó, anh ta nhìn mọi cử chỉ và hành động của cậu bé nhà hàng xóm không giống kẻ ăn cắp như trước đây anh vẫn nghĩ nữa.

Bài học rút ra: Đánh giá nhân viên không nên dựa vào cảm tính phải có bằng chứng rõ ràng. Truyện dùng cho dự án xây dựng hệ thống đánh giá nhân viên.

Truyện 9: Chiếc gương
Chú lợn con có khuôn mặt luôn bị dính bẩn, nhưng không bao giờ biết đến điều đó, và chú cứ ngỡ rằng mình rất sạch sẽ.
Vào hôm sinh nhật của chú, bạn thỏ tặng chú một chiếc gương, đồng thời yêu cầu lợn trước khi ra khỏi nhà phải soi gương. Thỏ nói “cậu sẽ biết được trên mặt mình chỗ nào bẩn, lau cho sạch rồi hãy ra ngoài”.

Buổi sáng hôm sau, lợn con rửa mặt thật sạch trước khi soi gương. Nhưng đúng lúc nó đang soi gương, có một con nhặng bay qua, bậy vào chiếc gương một bãi, khiến cho khi soi gương, chú lợn thấy trên mặt mình có một vết đen, trông như bị dính bẩn vậy.
Lợn con lập tức dùng khăn để lau mặt, và soi gương lại lần nữa… và nó lại buồn rầu tự nói với mình rằng “ sao mình không lau hết được vết bẩn vậy!” Trong lúc lợn con đang buồn rầu, bạn thỏ đến thăm nhà, thì mới phát hiện ra sự việc.Thỏ nhặt lau sạch vết bẩn trên gương và nói với lợn “chỉ có mặt gương bị bẩn thôi, còn cậu thì rất sạch”.

Từ đó trở đi, cứ mỗi lần lợn con soi gương , thấy bẩn thì lại nghĩ rằng “đấy là do gương bẩn, còn mặt mình vẫn rất sạch”. Chính vì vậy, dù ngày nào cũng soi gương, lợn con vẫn ra ngoài với bộ mặt bẩn.

Lời bình: Nhà lãnh đạo trong tổ chức bao giờ cũng cần một chiếc gương để “soi” tổ chức của mình, đó chính là hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, khi xây dựng hệ thống kiểm soát, nhà lãnh đạo cũng phải thường xuyên “lau sạch gương”, tránh để rơi vào một trong 2 tình huống giống như chú lợn con: lúc thì sử dụng mà không tin tưởng, lúc thì tin tưởng một cách mù quáng. Tương tự như vậy, nhà quản lý cũng phải luôn định kì xem lại hệ thống đánh giá nhân viên của mình, để tránh xảy ra hiện tượng “vết bẩn trên gương”. Dùng truyện này trong dự án kiểm soát nội bộ.

Minh Trí | myamg.wordpress.com

4 thoughts on “Các câu truyện ngụ ngôn về nhân sự phần 2

Trả lời men2704 Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *