Định nghĩa “năng lực” trong quá trình xây dựng từ điển năng lực… ?

Dạo này tập đoàn bên Kc đang triển khai dự án xây dựng từ điển năng lực. Nhưng vì chỉ là thành viên của tập đoàn nên góp ý sẽ không tiện lắm nên kc cứ post tạm lên đây. Nếu ai đó tình cờ đọc được thì hi vọng nó sẽ hữu ích.

Cái thiếu đầu tiên hoặc kc không thấy trong quá trình triển khai dự án đó là: xây dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp luận cho dự án. Vì đây là một dự án lớn cho nên nếu chỉ viết vài dòng sơ lược về mục đích và kết quả đạt được trong cái slide gửi xuống các thành viên thì sẽ không có nền móng vững chắc ( về mặt lý thuyết ) để khiến các thành viên làm theo.

Việc đầu tiên trong quá trình xây dựng cơ sở lý thuyết đó là hiểu thế nào là "năng lực" hay "core competancy" và sự thống nhất trong toàn tập đoàn về định nghĩa đó. Dưới đây là 1 số định nghĩa về "năng lực":

Trong Tâm lý học, năng lực là một trong những vấn đề được quan tâm nghiên cứu bởi nó có ý nghĩa thực tiễn và lý luận to lớn bởi "sự phát triển năng lực của mọi thành viên trong xã hội sẽ đảm bảo cho mọi người tự do lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với khả năng của cá nhân, làm cho hoạt động của cá nhân có kết quả hơn,...và cảm thấy hạnh phúc khi lao động" . Trong nền Tâm lý học Liên xô từ năm 1936 đến 1941 có rất nhiều các công trình nghiên cứu về những vấn đề năng lực, có thể điểm qua một số các công trình nổi tiếng của các tác giả như: Năng lực toán học của V.A.Crutetxki, V.N. Miaxisốp; năng lực văn học của Côvaliốp, V.P. Iaguncôva... những công trinh nghiên cứu này đưa ra được các định hướng cơ bản cả về mặt và thực tiễn cho các nghiên cứu sau này của dòng Tâm lý học Liên xô trong những nghiên cứu về năng lực.

Trong bất cứ hoạt động nào của con người, để thực hiện có hiệu quả, con người cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết và tổ hợp những phẩm chất này được gọi là năng lực. Theo quan điểm của Tâm lý học mác xít, năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính họ. Như chung ta đã biết, nội dung và tính chất của hoạt động được quy định bởi nội dung và tính chất của đối tượng của nó. Tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất của đối tượng mà hoạt động đòi hỏi ở chủ thể những yêu cầu xác định. Nói một cách khác thì mỗi một hoạt động khác nhau, với tính chất và mức độ khác nhau sẽ đòi hỏi ở cá nhân những thuộc tính tâm lý (điều kiện cho hoạt động có hiệu quả) nhất định phù hợp với nó. Như vậy, khi nói đến năng lực cần phải hiểu năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ...) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân (sự tổng hợp này không phải phép cộng của các thuộc tính mà là sự thống nhất hữu cơ, giữa các thuộc tính tâm lý này diễn ra mối quan hệ tương tác qua lại theo một hệ thống nhất định và trong đó một thuộc tính nổi lên với tư cách chủ đạo và những thuộc tính khác giữ vai trò phụ thuộc) đáp ứng được những yêu cầu hoạt động và đảm bảo hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn. Do đó chúng ta có thể định nghĩa năng lực như sau: "Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao" ( ). Như trên đã phân tích, năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, bao giờ người ta cũng nói đến năng lực cũng thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó như năng lực toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động chính trị của hoạt động chính trị, năng lực giảng dạy của hoạt động giảng dạy... . Như vậy có thể định nghĩa năng lực nghề nghiệp như sau: "Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những thuộc tính tâm, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Nếu không có sự tương ứng này thì con người không thể theo đuổi nghề được" ( )

ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nhưng tựu trung lại theo tác giả Mạc Văn Trang thì năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố sau ( ):
+ Tri thức chuyên môn
+Kỹ năng hành nghề
+ Thái độ đối với nghề

Năng lực nói chung và năng lực nghề nghiệp nói riêng không có sẵn như một số nhà Tâm lý học tư sản quan niệm mà nó được hình thành và phát triển qua hoạt động học tập, lao động và trong hoạt động nghề nghiệp. Chúng ta có thể khẳng định rằng học hỏi và lao động không mệt mỏi là con đường phát triển năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

Như vậy, vấn đề đặt ra đối với các cơ sở đào tạo đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng nơi đào tạo ra các chuyên gia trong những lĩnh vực khoa học, công nghệ thì việc tổ chức chương trình đào tạo cần căn cứ vào hệ thống năng lực nghề nghiệp mà nghề đòi hỏi, có như vậy người sinh viên sau khi ra trường mới có năng lực phù hợp đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động mặt khác nó giúp cho xã hội tránh được cho ngành giáo dục đào tạo nói riêng và toàn xã hội nói chung những lãng phí chất xám như thực tế đang diễn ra hiện nay.

Tài liệu tham khảo
Phạm Tất Dong, Giúp bạn chon nghề, Nxb Giáo dục, H 1989, trang 72.
Mạc Văn Trang, Thử đề xuất một quan niệm về nhân cách trong cơ chế thị trường, Tạp chí Tâm lý học số (8/2000)
3. A.G.Côvaliốp, Tâm lý học cá nhân, Nxb giáo dục, H. 1971, tr90

Một cách định nghĩa khác trong từ điển trên mạng:
Năng lực: dt (H. lực: sức) Khả năng làm việc tốt, nhờ có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn. “Năng lực” theo Từ điển tiếng Việt là khả năng đủ để làm một công việc nào đó hay “Năng lực” là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt động nào đó.

Tiếp là khái niệm năng lực tự học :
Năng lực tự học được thể hiện qua việc chủ thể tự xác định đúng đắn động cơ học tập cho mình, có khả năng tự quản lý việc học của mình, có thái độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và làm việc hợp tác với người khác (Trinh & Rijlaarsdam, 2003).
TS. TRỊNH QUỐC LẬP

http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/...p-ging-dy-vn-hc

Năng lực lõi theo định nghĩa của Michael Porter trong Marketing:
Năng lực lõi, có thể định nghĩa là khả năng làm tốt nhất một việc nàođó, khả năng kinh doanh có hiệu quả nhất trong một lĩnh vực hoặc theo một phương thức nào đó. Nói một cách nôm na, có thể diễn đạt năng lực lõi như là sở trường, là thế mạnh của doanh nghiệp. Nó bao gồm cả phần “mềm” lẫn phần “cứng”, nghĩa là cả những nguồn lực vật chất lẫn nguồn lực chất xám, ở đây không thể hiểu bằng số lượng hay bằng cấp của lực lượng nhân sự, mà phải hiểu là khả năng, kỹ năng của những nhân sự đó.

http://www.khoadaotao.vn/TinTucDetails.asp...amp;ParentID=16

Như vậy theo những định nghĩa ở trên, chúng ta có thể thấy nhiều cái nhìn khác nhau về "năng lực". Đó là cái nhìn của tâm lý, tài chính, ngôn ngữ, marketing, đào tạo, triết học .... Sau khi bàn, thống nhất thế nào là "năng lực", bước tiếp theo đó là xây dựng về mặt lý thuyết: năng lực tập đoàn của kc là gì ? Và năng lực tập đoàn bao gồm những gì ?

Để trả lời câu hỏi này, theo kc tốt nhất nên tự ví tập đoàn như là 1 cá thể sống - 1 con người cụ thể. Vậy con người cần phải có những năng lực gì để tồn tại và phát triển ? Các thành viên của dự án xây dựng tự điển năng lực sẽ phải đi tìm câu trả lời đó.Và người dự án cần phải khảo sát để tìm ra câu trả lời này không phải là giáo sư, tiến sỹ ở đâu đó mà chính là chủ tịch tập đoàn cùng với ban lãnh đạo. Chính họ sẽ quyết định năng lực sống, tồn tại của tập đoàn là gì ?

Theo bạn ( người đọc các bài viết này của kc và gật gù không biết kc đang nói nhảm cái gì ) thì: con người cần phải có những năng lực gì để 1. tồn tại và 2. phát triển ?
H thì kc đi chợp mắt 1 chút, gà nhà hàng xóm gáy rồi. Trưa nay kc đi ăn cơm với 1 thành viên của dự án. Mong rằng sẽ hóng hớt được ít nhiều kiến thức lẫn thông tin.

10 thoughts on “Định nghĩa “năng lực” trong quá trình xây dựng từ điển năng lực… ?

  1. Em là Kim Ngân. Em rất tâm đắc với bài viết này.

    Hiện nay em đang thực hiện chuyên đề tốt nghiệp cử nhân với đề tài “Nâng cao năng lực học tập ứng dụng của SV ngành nhân lực” nên đang tìm kiếm 1 số cơ sở lý thuyết có liên quan. Em tình cờ tìm được trang wordpress của anh và dự định dùng bài viết “Định nghĩa “năng lực” trong quá trình xây dựng từ điển năng lực… ?” làm tài liệu tham khảo. Những lập luận lý thuyết được đưa ra trg bài viết này anh tìm nguồn từ đâu vậy? anh có thể giúp em làm rõ ý hơn đc ko?

    Rất mong nhận được hồi âm từ anh.

    Chân thành cám ơn,

    • Kc ơi, chi là thanh vien cua HRlink, dang muon dowload tu dien nang luc ma em collect nhung ko the thuc hien duoc, nếu co the em gui giup chi qua email voi nhe, chi dang la de an luong moi cho cong ty the0 3P, da xong P1 va P3 roi, con cai P2 thay can them tu dien nang luc de hoan thien not trong tuan sau. Cam on em truoc nhe.

    • Chị Kim Ngân ơi, em cũng đang làm luận văn về đề tài nhân sự em thấy đề tài của chị rất hay và bổ ích, nếu còn tài liệu chị có thể cho em tham khảo luân văn và danh mục những tài liệu hay chị đã sưu tầm được không ah, mail của em là [email protected]. Dù được hay không em cũng xin cảm ơn chị rất nhiều.

  2. Hôm nay đọc được bài của bạn xin chia sẻ một số ý kiến sau :
    Năng lực theo tiếng Anh là Competency ( or Competence) như link : http://en.wikipedia.org/wiki/Competence_%28human_resources%29
    Để dễ hiểu nôm na về năng lực cốt lõi (core competency) , thì NLCL của một chức danh là những yêu cầu về kiến thức/kỹ năng chính (như là một cái thước / tiêu chuẩn) đẻ người lao động có thể thực hiện tốt những chức năng/công việc (duties) được giao trong bản JD.
    Từ đó có thể suy ra năng lực cốt lõi của Phòng/Ban và kể cả Tổ chức chính là những yêu cầu của mảng kiến thức/kỹ năng (discipline) đối với chức năng nhiệm vụ chính của Tổ chức.

  3. Kính gửi đồng chí NGUYỄN HÙNG CƯỜNG.
    Tôi cũng làm trong tập đoàn lớn (EVN) và cũng được đào tạo tư vấn nước ngoài để xây dựng bộ năng lực cho tập đoàn và đến nay (sau 3 năm) nó lại về không (=0). Vậy các ngài đó đã thấy cần chưa? (cần bộ năng lực) hay làm để đánh bóng? Do đó theo cá nhân tôi thấy đây là nhiệm vụ sống còn của QT NNL cho doanh nghiệp nên nhữung người làm chuyên môn chúng ta cố gắng tập hợp để nghiên cứu và tham mưu khi có cơ hội – khi gió đổi chiều còn như hiện nay thì rất khó.
    Tôi rất tâm đắc với bài viết của đồng chí.

  4. A Hải bên EVN ạ. Em cung làm ngành điện nhưng cáp dưới của anh, cấp chi nhánh thôi, em đang làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ về quản lý nguồn nhân lực nên rất quan tâm đến định nghĩa ” Năng lực” nếu có điều kiện anh cho em làm quen để học hỏi anh nhé. Mail của em: [email protected]

  5. Pingback: Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 7: KPI nhân viên và tính toán phân bổ KPI | Blog quản trị Nhân sự

  6. Pingback: Kinh nghiệm xây dựng khung năng lực 2: Vẽ khung năng lực vị trí | Blog quản trị Nhân sự

Trả lời kinhcan24 Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *